Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề xuất
Tên đề xuất Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Người đề xuất Lê Thị Yến
Cơ quan phối hợp Đại học Kinh tế và QTKD
Loại Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực Kinh tế học
Ngày gửi 19/04/2015
Kinh phí dự kiến N/A
Thời gian thực hiện 24(Tháng)
Mục tiêu

*) Mục tiêu chung

           Thông qua việc nghiên cứu thực trạng thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các tỉnh Thái Nguyên, đồng thời tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp- phân tích tác động của các yếu tố đó tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư cho các khu công nghiệp.

*) Mục tiêu cụ thể

            - Thứ nhất: Đề tài làm rõ những vấn đề mang tính lý luận về thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp.

            - Thứ hai: Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.

            - Thứ ba: Từ thực trạng thu hút vốn, xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp- cụ thể nghiên cứu trường hợp của Thái Nguyên.

            - Thứ tư: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp.

Nội dung

1. Các vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghiệp

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, thông tin

Để đánh giá được thực trạng thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp nói chung và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.

Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá được thu thập từ hai nguồn; (i) nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức. (ii)  nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc và phỏng vấn trực tiếp.

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Niên giám thống kê của các cấp, các báo cáo về tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, báo cáo tổng kết năm và phương hướng hoạt động năm sau của Ban quản lý các khu công nghiệp, tình hình đầu tư tại (Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên). Ngoài ra, các báo cáo khoa học, tạp chí, các văn bản pháp quy..., được sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

*) Chọn điểm nghiên cứu

Chọn những doanh nghiệp nghiên cứu phải có tính đại diện cho, từng lĩnh vực đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh. Do vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả tiến hành chọn điểm nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau:

- Các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp

- Các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp: Doanh nghiệp này phải đảm bảo đã đến khảo sát đầu tư tại Thái Nguyên (có thể đầu tư hoặc không), có nhu cầu đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, các doanh nghiệp này nằm trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận biết về các khu công nghiệp của tỉnh.

*)  Chọn mẫu nghiên cứu

Xác định cỡ mẫu, trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội, việc chọn mẫu đại diện và đủ lớn là rất quan trọng. Những nhân tố cần được xem xét để xác định được cỡ mẫu chính xác cho một cuộc nghiên cứu như: Độ chính xác, chất lượng của số liệu, chi phí và thời gian cho việc thu thập số liệu….Để  có được một kết quả có cơ sở thống kê và tránh những sai sót đáng tiếc trong quá trình chọn mẫu, mẫu được lựa chọn dựa trên công thức xác định cỡ mẫu của Slovin như sau:

         n    =

       N

1+ N* e^2

               Trong đó:

                                       n : cỡ mẫu

                                       N: Tổng thể mẫu

                                       e^2: Sai số

*) Tiến hành thu thập số liệu mới

Đề tài tiến hành điều tra bằng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp người đại diện của các doanh nghiệp trong và ngoài KCN, bằng các câu hỏi đã chuẩn hóa trên phiếu điều tra liên quan đến thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Phương pháp xử lý số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

- Thống kê tóm tắt (dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

b. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh (số liệu của năm trước), xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.

2.3. Phương pháp phân tích

a. Phương pháp phân tổ thống kê

Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra, qua đó nhận biết thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Từ phương pháp này có thể tìm hiểu mối liên hệ lẫn nhau của các nhân tố riêng biệt như: môi trường pháp lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực….

b. Phương pháp tổng hợp và phân tích

Tiến hành phân tích thực trạng về tình hình thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các KCN trong những năm qua, về số lượng cũng như chất lượng của nguồn vốn này, cơ cấu đầu tư vào các ngành, những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút đầu tư... Phân tích, so sánh các nguồn vốn, cơ cấu vốn,... trên cơ sở đó có thể đề ra các giải pháp phù hợp trong việc tăng cường thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong thời gian tới.

c. Vận dụng phân tích ma trận SWOT nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Biểu 1.1: Ma trận SWOT

Phân tích

Cơ hội (O)

Nguy cơ (T)

Điểm mạnh (S)

 

Phối hợp S/O

Phối hợp S/T

Điểm yếu (W)

Phối hợp W/O

Phối hợp W/T

       

 

Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của tỉnh), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng mục tiêu, phương hướng, chiến lược trong việc thúc đẩy thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp của tỉnh.

- Phối hợp S/O: thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội trong việc thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp.

- Phối hợp W/O: là sự kết hợp giữa mặt yếu của tỉnh với cơ hội. Sự kết hợp này mở ra khả năng vượt qua mặt yếu để tăng cường thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp.

- Phối hợp W/T: là sự kết hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ. Sự kết hợp này đặt ra yêu cầu cho tỉnh cần phải có các biện pháp để giảm bớt mặt yếu và tránh được nguy cơ bằng cách đề ra các giải pháp chiến lược trong thu hút vốn đầu tư.

- Phối hợp S/T: thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh với nguy cơ của tỉnh. Sự kết hợp này giúp cho tỉnh vượt qua được những nguy cơ bằng cách tận dụng những điểm mạnh của mình.

d. Vận dụng factor analysis nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp

            Có rất nhiều yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một quan điểm nhìn nhận khác nhau về địa điểm đầu tư: Có doanh nghiệp cần những yếu tố này, nhưng có những doanh nghiệp lựa chọn yếu tố khác. Việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp còn là sự cạnh tranh giữa các đia phương. Thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp đã khó, việc giữ doanh nghiệp ở lại với địa phương khó hơn rất nhiều. Cùng với đó là việc đảm bảo thu hút vốn của doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế, nhưng cũng phải đảm bảo về mặt xã hội và mặt môi trường. Vì vậy, xác định các yếu tố tác động đó dưới quan điểm của doanh nghiệp- phân tích các yếu tố tránh việc bỏ đi các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Vận dụng factor analysis nhằm nhóm các yếu tố có điểm tương đồng lại với nhau, để đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp.

3. Kết quả nghiên cứu

+ Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

4. Đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Kết quả dự kiến

1.  Sản phẩm khoa học

-          Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí nước ngoài: 0                     

-          Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước: 02

-          Số bài báo khoa học đăng trên kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: 01                   

-          Số lượng sách xuất bản:      0                                             

2. Sản phẩm đào tạo

Hướng dẫn 01 nhóm sinh viên NCKH.                  

3.    Sản phẩm ứng dụng

- Mô tả tóm tắt về sản phẩm dự kiến: Đề tài sẽ bao gồm 01 bản báo cáo phân tích.

- Phạm vi ứng dụng: Đề xuất các kiến nghị góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo cả hướng thu hút mới và giữ chân các nhà đầu tư đã đến đầu tư.

- Địa chỉ ứng dụng: Các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Tải file Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tại đây

Tài liệu đính kèm

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*