Tên đề xuất | Phát triển bền vững làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên | |||||||||||||||||||||||
Người đề xuất | Vũ Quỳnh Nam | |||||||||||||||||||||||
Cơ quan phối hợp | Đại học Kinh tế và QTKD | |||||||||||||||||||||||
Loại | Đề tài cấp đại học | |||||||||||||||||||||||
Lĩnh vực | Kinh tế học | |||||||||||||||||||||||
Ngày gửi | 12/10/2016 | |||||||||||||||||||||||
Kinh phí dự kiến | N/A | |||||||||||||||||||||||
Thời gian thực hiện | 24(Tháng) | |||||||||||||||||||||||
Mục tiêu |
Mục tiêu chung Nghiên cứu đề xuất được các giải pháp phát triển làng nghề chè về kinh tế, về xã hội, về môi trường và hoàn thiện thể chế chính sách trong phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mục tiêu cụ thể i) Hệ thống hóa được lý luận cơ bản về phát triển bền vững làng nghề chè. ii) Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững tại các làng nghề chè. Áp dụng hệ thống tiêu chí để đánh giá thực trạng về kinh tế, về xã hội, về môi trường và thể chế chính sách tại một số làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên. iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên. iv) Đề xuất ra các giải pháp phát triển bền vững làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên. |
|||||||||||||||||||||||
Nội dung |
i) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề chè. ii) Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển bền vững làng nghề chè ở thành tỉnh Thái Nguyên thông qua hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững tại các làng nghề chè. iii) Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới sự phát triển bền vững làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên iv) Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên. |
|||||||||||||||||||||||
Kết quả dự kiến |
1. Sản phẩm khoa học 03 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước. 2. Sản phẩm đào tạo:
3. Sản phẩm ứng dụng:
4. Các sản phẩm khác: Đề tài xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững làng nghề chè trên 4 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Đây là một tài liệu dùng để tham chiếu cho các nghiên cứu liên quan đến phát triển làng nghề chè không chỉ của tỉnh Thái Nguyên mà có thể áp dụng cho các làng nghề chè trên cả nước. |
|||||||||||||||||||||||
Tài liệu đính kèm |
|
- Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với nhóm hộ nghèo ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp thích ứng. (Người đề xuất: Bùi Thị Minh Hà)
- Nghiên cứu tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập theo nghị quyết 30a/NĐ-CP của chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Người đề xuất: Lưu Thị Thùy Linh)
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách phát triển chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Người đề xuất: Đỗ Xuân Luận)