Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết
Tên Kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác nương rẫy ở vùng ven thị xã Sơn La
Lĩnh vực Tài nguyên-Môi trường
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Viên
Nhà xuất bản / Tạp chí Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội Tập 25 Số 2 Năm 2009
Số hiệu ISSN/ISBN 2468-2284
Tóm tắt nội dung

Kiến thức bản địa là lời giải cho nhiều bài toán phát triển cộng đồng và đang được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý môi trường chú ý, tuy nhiên hoạt động nghiên cứu kiến thức bản địa ở Việt Nam còn rất hạn chế. Văn hóa Thái ở Tây Bắc Việt Nam nói chung và thị xã Sơn La nói riêng đã được nghiên cứu rất nhiều, nhưng kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác đất dốc chưa được quan tâm ghi chép, tư liệu hóa rõ ràng, cụ thể. Hệ kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác đất dốc có nhiều yếu tố hướng tới bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên đang dần bị mai một trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa thị xã. Bài báo tập trung thu thập những kinh nghiệm truyền thống của người Thái trong canh tác nương rẫy ở vùng ven thị xã Sơn La nhằm mục tiêu bước đầu tư liệu, hệ thống hóa hệ kiến thức này.

Người Thái ở thị xã Sơn La đã tạo lập được hệ sinh thái nhân văn của mình khá hoàn hảo. Hệ canh tác nương rẫy đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của họ. Với tất cả các loại nương, người Thái thực hiện một loạt các biện pháp kỹ thuật truyền thống liên hoàn: chọn đất, phá rừng, đốt, dọn xới đất, không cuốc lật, trồng tỉa, chăm sóc, thu hoạch. Người Thái chỉ luân canh cây trồng trong vòng 3 năm. Hệ canh tác nương rẫy truyền thống của người Thái đã thể hiện nhiều mặt tích cực trong quản lý, bảo vệ đất.

Đính kèm: