Tìm kiếm theo cụm từ

  Kính viễn vọng có thể phát hiện sự sống ngoài Trái Đất

Một kính viễn vọng không gian với tầm nhìn sắc nét gấp 25 lần so với kính Hubble hiện nay có thể giúp tìm ra người ngoài hành tinh.

Kính viễn vọng lớn hơn có thể phát hiện sự sống ngoài Trái Đất

Kính viễn vọng không gian Hubble (HST) là sản phẩm nghiên cứu trong dự án chung của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), được đặt trong quỹ đạo cách Trái Đất khoảng 600 km. Các nhà khoa học đưa kính thiên văn Hubble lên không gian năm 1990. Các gương chính của nó, hay còn có tên gọi WFIRST/AFTA và JWST, có kích thước chiều rộng lần lượt là 2,4 m và 6,5 m.

Kính viễn vọng có thể phát hiện sự sống ngoài Trái Đất
Kính viễn vọng không gian Hubble (HST). (Ảnh: NASA)

Mario Livio, một nhà thiên văn học tại Viện Khoa học Kính viễn vọng không gian tại Baltimore, Mỹ cho rằng một kính viễn vọng với phần gương chính có chiều rộng 12 m sẽ tạo ra tầm nhìn sắc nét hơn 25 lần so với Hubble. Nhờ đó, các nhà khoa học có thể quan sát một hành tinh cạnh ngôi sao chủ của nó, phát hiện sự tồn tại của oxy và dấu hiệu khác trong bầu khí quyển.

Livio tin rằng kính thiên văn kích cỡ lớn hơn Hubble sẽ nhận diện dấu hiệu của sự sống bằng cách phát hiện oxy và chất diệp lục, giúp giới chuyên gia tìm kiếm và giải đáp bí ẩn về người ngoài hành tinh. Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 1.800 ngoại hành tinh khác biệt với hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Theo IB Times, HST từng là công cụ lần đầu tiên phát hiện thành phần hóa học của bầu khí quyển và một số hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, tiết lộ tín hiệu quang phổ của nước, methane.

 

Tải file Kính viễn vọng có thể phát hiện sự sống ngoài Trái Đất tại đây