Tìm kiếm theo cụm từ

  Các thảm họa không gian trong lịch sử NASA

Vụ nổ tên lửa Antares không phải là thất bại đầu tiên trong hoạt động của Cơ quan Vũ trụ Hàng không Mỹ. Các thảm họa trước đó, dù từng gây thiệt mạng hay không, đều được coi là lời nhắc nhở về sự khắc nghiệt và nguy hiểm của chương trình khám ph&aacut

Vụ nổ tên lửa Antares không phải là thất bại đầu tiên trong hoạt động của Cơ quan Vũ trụ Hàng không Mỹ. Các thảm họa trước đó, dù từng gây thiệt mạng hay không, đều được coi là lời nhắc nhở về sự khắc nghiệt và nguy hiểm của chương trình khám phá không gian.

>>> Những thảm họa trong không gian

Sứ mệnh Apollo 1 (1967)

Apollo 1 là sứ mệnh thám hiểm không gian có người đầu tiên theo chương trình đổ bộ Mặt Trăng, dự kiến thực hiện ngày 21/2/1967. Tuy nhiên, một vụ cháy trong hoạt động phóng thử nghiệm ngày 27/1 tại căn cứ Cape Canaveral đã khiến ba phi hành gia thiệt mạng. Họ là Virgil "Gus" Grissom, Ed White và Roger Chaffee.

Sự việc khiến cuộc chạy đua không gian giữa Cơ quan Vũ trụ hàng không Mỹ (NASA) và Xô Viết lúc bấy giờ trở nên bớt gay gắt. Trong khi đó, NASA bắt đầu thay đổi về thiết kế và tính an toàn của các chương trình không gian về sau. Cái tên Apollo 1 được hủy bỏ để tưởng nhớ các phi hành gia.

Các thảm họa không gian trong lịch sử NASA
Từ trái sang phải: Grissom, White, Chaffee. (Ảnh: Wikipedia)

Sứ mệnh Apollo 13 (1970)

Apollo 13 là sứ mệnh thứ 7 của chương trình không gian Apollo của Mỹ, và là kế hoạch thứ ba đặt chân lên Mặt Trăng. Phi thuyền được phóng đi ngày 11/4/1970 từ trung tâm không gian Kennedy, bang Florida. Tuy nhiên, cuộc đổ bộ lên bề mặt Mặt Trăng đã không thể thực hiện khi thùng chứa oxy phát nổ.

Ba phi hành gia sống sót bằng cách thoát khỏi module Mặt Trăng và quay về Trái Đất bằng phi thuyền chính.

 

Các thảm họa không gian trong lịch sử NASA
Khói bụi bốc lên ngùn ngụt sau khi con tàu phát nổ. (Ảnh: Wikipedia)

Tàu con thoi Challenger phát nổ sau khi phóng được khoảng 73 giây từ trung tâm phóng tại Cape Canaveral, khiến toàn bộ 7 thành viên trong phi hành đoàn thiệt mạng. Chương trình tàu con thoi sau đó đã bị đình chỉ hoạt động trong gần ba năm.

Theo kết quả điều tra, bộ phận giữ khí trên một trong những động cơ phụ trợ tên lửa đã không hoạt động, khiến khí nén thoát ra ngoài.

Tàu con thoi Columbia (2003)

Ngày 1/2/2003, tàu con thoi Columbia nổ tung ở độ cao khoảng 19km trên bầu trời bang Texas, khi trở về Trái Đất sau chuyến bay 16 ngày. Thảm họa xảy ra khoảng 16 phút trước khi tàu đáp xuống trung tâm Kennedy theo kế hoạch, khiến 7 nhà du hành thiệt mạng. Đây được coi một trong những sự kiện đau thương nhất trong lịch sử NASA

Theo các nhà điều tra, cánh trái của con tàu đã bị hỏng khi mảnh cách nhiệt rơi ra khỏi bình chứa nhiên liệu ngoài và va vào trong lúc tàu được phóng đi. Các luồng khí cực nóng từ bên ngoài tràn vào module, khiến toàn bộ phi hành đoàn không thể sống sót và nung chảy các thiết bị.

Các thảm họa không gian trong lịch sử NASA
7 phi hành gia trên tàu con thoi Columbia. (Ảnh: Sky News)

Sự cố trên đảo Wallops (2008)

NASA phá hủy tên lửa bằng bộ phận kiểm soát từ xa, chỉ 27 giây sau khi nó thực hiện chuyến bay và bắt đầu lạc hướng. Tên lửa mang theo hệ thống vệ tinh nghiên cứu đã bị cho ngưng hoạt động ở độ cao hơn 3.000m, để đảm bảo an toàn cho người dân.

Các chuyên gia cho biết họ không biết nguyên nhân tại sao nó bay lạc khỏi đường bay theo kế hoạch.

Tải file Các thảm họa không gian trong lịch sử NASA tại đây