Phát hiện đáng ngạc nhiên về sao chổi của Rosetta
>>> Danh sách 5 điểm có thể đáp trên sao chổi
Trong báo cáo đầu tiên về 67P/Churyumov-Gerasimenko, thiết bị Alice trên tàu Rosetta phát hiện thay vì hình ảnh một sao chổi chói sáng, phủ đầy băng, mục tiêu của nó trên thực tế còn đen hơn cả than.
Ảnh chụp ở khoảng cách 100km so với sao chổi - (Ảnh: NASA)
Và khi phân tích dữ liệu truyền về, các nhà khoa học đến nay vẫn không tìm được một mảng băng lớn nào trên bề mặt của sao chổi.
“Chúng tôi hơi ngạc nhiên về bề mặt không phản xạ ánh sáng của sao chổi, cũng như có quá ít bằng chứng cho thấy nó có nước dưới dạng băng”, theo Space.com dẫn lời Alan Stern của Viện nghiên cứu Tây Nam ở Colorado (Mỹ).
Trước đó, các chuyên gia cho rằng bề mặt sao chổi phải phủ băng vì 67P nằm quá xa so với mặt trời để có thể bị tan chảy.
Ngoài ra, họ còn phát hiện cái gọi là “khí quyển” của sao chổi chứa hydrogen và oxygen, thay vì chỉ cấu thành từ hơi nước và bụi như giả định.
Alice hiện nghiên cứu nguồn gốc, kết cấu và các đặc điểm khác của 67P để thu thập những dữ liệu nằm ngoài tầm quan sát của các đàn thiên văn trên mặt đất lẫn không gian.
Tải file Phát hiện đáng ngạc nhiên về sao chổi của Rosetta tại đây