5 chuyến bay vũ trụ kỳ công nhất năm 2013
Bên cạnh đó, các hãng hàng không vũ trụ trên khắp thế giới cũng gặt hái những thành tựu nhất định trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, thực hiện những bước nhảy khổng lồ trong công cuộc khám phá những miền đất lạ ngoài hành tinh.
Qua đó, Space đã bình chọn năm chuyến bay vũ trụ kỳ công nhất năm 2013.
1. Phóng tên lửa và tàu vũ trụ tư nhân lên trạm ISS
Công ty Space X phóng vệ tinh thương mại SES-8 tại trạm không quân Canaveral Cape, Florida ngày 3/12/2013. (Ảnh: Space)
Công ty tư nhân Cygnus Orbital Sciences Corp đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình vào tháng 9 với tàu vũ trụ Cygnus và tên lửa Antares, đánh dấu bước tiến lớn trong ngành vận chuyển thương mại vũ trụ. Công ty đã ký hợp đồng 1,9 tỉ USD với NASA cho tám chuyến bay vận chuyển hàng hóa lên trạm ISS sử dụng tên lửa Antares và tàu vũ trụ Cygnus.
Ngoài ra, lần phóng thử nghiệm tàu Dragon của Công ty tư nhân SpaceX cũng được giới khoa học đánh giá cao. Đồng thời, Dragon là tàu vũ trụ tư nhân chở hàng hóa đầu tiên gửi đến trạm ISS bởi tên lửa đẩy Falcon 9. SpaceX cũng nhận được đơn đặt hàng 1,6 tỉ USD mang 20 tấn hàng hóa của NASA lên ISS trong 12 chuyến bay.
2. Tàu vũ trụ Trung Quốc đổ bộ xuống Mặt trăng
Ngày 14/12 vừa qua, tàu vũ trụ Hằng Nga-3 của Trung Quốc đã thành công việc đổ bộ xuống mặt trăng tại khu vực Vịnh Cầu Vồng - trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới (sau Liên Xô và Mỹ) làm được điều này. (Ảnh: Space)
Ngày 14/12 vừa qua, tàu vũ trụ Hằng Nga-3 của Trung Quốc đã thực hiện thành công việc đổ bộ xuống Mặt trăng tại khu vực Vịnh Cầu Vồng - trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới (sau Mỹ và Liên Xô) làm được điều này. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong ngành vũ trụ hàng không Trung Quốc. Ngoài ra, sau vài giờ đáp xuống Mặt trăng, xe tự hành sáu bánh Thỏ Ngọc được tách rời khỏi tàu để thực hiện những cuộc thám hiểm trên bề mặt Mặt trăng.
Thời gian Hằng Nga-3 hoạt động trên Mặt trăng dự tính khoảng một năm, trong khi đó còn xe tự hành sáu bánh Thỏ Ngọc chỉ hoạt động trong vòng ba tháng.
3. Ấn Độ và NASA đưa hai đội tàu lên sao Hỏa
Ảnh minh họa chuyến tàu bay thăm dò không người lái MAVEN của Nasa lên sao Hỏa với mục đích nghiên cứu khí quyển và nước trên sao Hỏa. (Ảnh: Space)
Ấn Độ đã phóng thành công tàu vũ trụ không người lái Mangalyaan đầu tiên lên sao Hỏa, nhờ tên lửa đẩy nặng 350 tấn. Sự kiện này đã đánh dấu bước quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia châu Á duy nhất khám phá hành tinh đỏ. Toàn bộ dự án khám phá sao Hỏa của Ấn Độ lên đến 73 triệu USD, ít hơn khoảng 6 lần so với chi phí NASA thực hiện chương trình thám hiểm sao Hỏa vào đầu năm 2014.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng ghi nhận sự thành công chuyến bay tàu thăm dò không người lái MAVEN của NASA lên sao Hỏa với mục đích nghiên cứu khí quyển và nước trên hành tinh đỏ này. Tên lửa Atlas V401 mang tàu thăm dò khí MAVEN lên bề mặt sao Hỏa, thu thập những mẫu vật trong bầu khí quyển, hành trình đó kéo dài trong 10 tháng.
4. Thử nghiệm thành công chuyến bay du lịch vào không gian
Ngành du lịch không gian đã có một bước tiến khổng lồ trong năm 2013. Vào tháng 4 năm nay, tàu vũ trụ SpaceShip Two của Hãng Virgin Galactic do tỉ phủ Richard Branson đứng đầu đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình.
Trước sự chứng kiến của nhiều người, tàu SpaceShipTwo (SS2) đã kích hoạt động cơ, sau khi tách khỏi tàu vũ trụ mẹ WhiteKnightTwo ở độ cao 14.300m phía trên sa mạc Mojave ở California (Mỹ). Khi tên lửa bùng cháy, chỉ cần 16 giây nó đã đẩy tàu vũ trụ lên độ cao 16.764m có tốc độ gấp 1,2 lần vận tốc âm thanh. Cuối cùng, hai phi công điều khiển tàu vũ trụ SS2 đã đáp xuống an toàn ở sân bay hàng không vũ trụ Mojave, toàn bộ quá trình này chỉ diễn ra khoảng 10 phút.
5. Phi hành gia Chris Hadfield “mang” không gian xuống Trái đất
Space cũng bình chọn chuyến bay và hạ cánh an toàn của phi hành gia người Canada Chris Hadfield - chỉ huy của đội bay số 35 lên trạm ISS, nằm trong top 5 này. Chris Hadfield đã đáp xuống Trái đất an toàn hôm 14/5/2013 tại một vùng đất ở Kazakhstan cùng hai phi hành gia Tom Marshburn và Roman Romanenko, sau 5 tháng làm việc ngoài vũ trụ.
Trong khoảng thời gian trên trạm ISS, Chris Hadfield không chỉ chụp hàng trăm tấm ảnh mà còn thực hiện các buổi hội thảo với sinh viên trên Trái đất, đăng những câu chuyện của ông trên ISS lên các mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của nhiều người trên toàn thế giới. Ngoài ra, từ không gian, ông còn gửi bài hát “Jewel in the night” để chúc mừng Giáng sinh đến mọi người trên thế giới.
Được biết, vào mùa thu năm 2014, Hadfield sẽ bắt đầu giảng dạy tại Đại học Waterloo ở Ontario, Canada.