7 sự thật bất ngờ về Mặt Trời
>>> Khám phá bí ẩn trong lòng mặt trời
1. Kích thước khổng lồ
Trên thực tế, kích thước lớn của mặt trời có thể chứa được khoảng một triệu Trái Đất bên trong. Trọng lượng của mặt trời chiếm khoảng 99.8% tổng khối lượng của hệ Mặt Trời, gấp 330.000 lần tổng khối lượng trên Trái Đất.
2. Năng lượng cực lớn
Nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời vào khoảng 5.537 độ C, trong khi đó nhiệt độ bên trong lõi của Mặt Trời lên đến khoảng 15 triệu độ C. Năng lượng được sinh ra từ lõi Mặt Trời về cơ bản giải phóng ra nhiệt và ánh sáng mà chúng ta thường nhận được từ Trái Đất. Theo ước tính, năng lượng được sinh ra từ Mặt Trời tương đương với năng lượng khi cho nổ 100 tỷ tấn thuốc nổ.
3. Không phải Copernicus đưa ra giả thuyết Mặt Trời là trung tâm của Thái Dương hệ
Chân dung nhà thiên văn học Nicolas Copernicus. (Ảnh: Wikicommons)
Nhà thiên văn học Nicolas Copernicus không phải là người đầu tiên đưa ra giả thuyết Mặt Trời là trung tâm của hệ Mặt Trời như lâu nay mọi người biết đến. Trên thực tế, nhà thiên văn học người Hy Lạp Aristarchus ở Samos được coi là người đầu tiên đề xuất mô hình có tên gọi là Nhật tâm vào khoảng thế kỷ III trước công nguyên, tức gần 1.800 năm trước khi Copernicus khẳng định.
4. Nằm rất xa Trái Đất
Mặt Trời nằm cách Trái Đất khoảng 150 triệu km. Với khoảng cách rất xa này, ánh sáng cần khoảng 8 phút 19 giây để có thể đến được Trái Đất. Theo tính toán của các nhà khoa học làm việc tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, một chiếc máy bay phải bay trong 26 năm mới có thể đến được Mặt Trời.
5. Lực hấp dẫn lớn
Khi ở trên "quả cầu lửa", một người nặng trung bình 68 kg ở trên Trái Đất sẽ có trọng lượng khoảng 1.900 kg. Điều này được các nhà khoa học lí giải là do Mặt Trời có lực hấp dẫn gấp 28 lần so với lực hấp dẫn trên hành tinh của chúng ta.
6. Mặt Trời "già"
Cho đến nay, Mặt Trời được ước tính đã 4.6 tỷ năm tuổi và đang trải qua giai đoạn 5 tỷ năm cuối cùng trước khi bắt đầu đốt cháy heli, trở thành một ngôi sao đỏ khổng lồ và sẽ nuốt Sao Kim, Sao Thủy, có thể là cả Trái Đất. Sau khoảng 1 tỷ năm làm một ngôi sao đỏ, Mặt Trời sẽ co lại thành một ngôi sao lùn trắng.
7. Đảo chiều cực
Hiện tượng đảo cực của Mặt Trời. (Ảnh: NASA)
Khi đạt mức năng lượng tối đa hay còn gọi là giai đoạn hoạt động lớn nhất, từ trường của Mặt Trời đảo ngược chiều phân cực, về cơ bản lúc này cực bắc và cực nam sẽ đổi chiều cho nhau. Các nhà khoa học cho biết Mặt Trời sẽ đảo chiều cực khoảng 11 năm một lần và đã quan sát thấy sự đảo chiều bắt đầu vào tháng 8 năm nay.