Nhà máy vũ trụ chế tạo các vật liệu cơ bản của sự sống
Sao chổi chứa đầy băng có thể đã tạo ra sự sống trên trái đất - (Ảnh: Gizmodo)
Theo tạp chí Nature Geoscience, nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Imperial College London, ĐH Kent (Anh) và Phòng Thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (Mỹ) cho biết nếu một thiên thạch đâm vào một hành tinh đầy băng trên bề mặt thì amino acid cũng sẽ được tạo ra.
Các chuyên gia phát hiện khi một sao chổi đâm vào bề mặt một hành tinh, vụ va chạm tạo ra sóng chấn động kích hoạt sự hình thành của các phân tử tạo thành amino acid. Sóng chấn động cũng tạo ra nhiệt, giúp các phân tử này chuyển đổi thành amino acid.
Các chuyên gia khẳng định đây có thể chính là “nhà máy vũ trụ” tạo ra vật liệu cơ bản của sự sống trên trái đất vào khoảng 3,8 - 4,5 tỷ năm trước đây. Khi đó, trái đất liên tục bị sao chổi và thiên thạch bắn phá.
Tiến sĩ Mark Price thuộc ĐH Kent nhấn mạnh nghiên cứu cho thấy một cơ chế cực kỳ đơn giản, là sự kết hợp của những phân tử đơn giản như nước hay băng CO2 đã tạo ra những phân tử phức tạp như amino acid.
Tải file Nhà máy vũ trụ chế tạo các vật liệu cơ bản của sự sống tại đây