Lỗ đen thức giấc sau 30 năm, "nuốt sống" siêu sao Mộc
Lần đầu tiên, các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Geneva ở Thụy Sĩ phát hiện một lỗ đen nuốt một hành tinh có khối lượng ước tính lớn gấp 15 lần sao Mộc.
Sự kiện này xảy ra tại trung tâm thiên hà NGC 4845, cách chúng ta khoảng 47 triệu năm ánh sáng, được các nhà khoa học quan sát nhờ vào vệ tinh Integral của Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA) vốn khảo sát các vật thể vũ trụ bằng tia gamma.
Trong quá trình khảo sát, các nhà khoa học chú ý đến tín hiệu ánh sáng phát ra từ một lỗ đen ở trung tâm thiên hà NGC 4845 đã yên nghỉ từ 30 năm qua. Lỗ đen này thức dậy và nuốt hành tinh nói trên.
Lỗ đen mất từ 2 đến 3 tháng để chuyển hướng và nuốt 10% khối lượng hành tinh nói trên, phần còn lại phá vỡ và tồn tại trên quỹ đạo.
Nhóm khảo sát cho rằng lỗ đen của thiên hà 4845 có khối lượng lớn gấp 300.000 lần khối lượng mặt trời.
Tải file Lỗ đen thức giấc sau 30 năm, "nuốt sống" siêu sao Mộc tại đây