Kính viễn vọng Fermi “bắt” được vật chất tối
Vật chất tối, một trong những bí mật nhất của vật lý, chỉ được cảm nhận qua ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của nó đối với mọi thứ xung quanh. Nó không thể được quan sát trực tiếp vì tương tác quá yếu ớt với ánh sáng hoặc với các vật chất bình thường khác.
Kính thiên văn không gian Fermi của NASA, được thiết kế để theo dõi các tia gamma (tức ánh sáng chói lóa nhất của vũ trụ), đã bắt được dấu hiệu về sự tồn tại của vật chất tối trong chùm tia gamma ở trung tâm Dải Ngân hà.
Viễn vọng kính Fermi bất ngờ lần ra dấu vết của vật chất tối - (Ảnh: NASA)
Trước kết quả bất ngờ trên, nhà khoa học chuyên về dự án Fermi Julie McEnery cho hay kính thiên văn này đã được yêu cầu chuyển “công tác” ngay lập tức, thay vì kiểm tra các ngôi sao trung tính gọi là ẩn tinh và các siêu hố đen, chuyển sang “săn” vật chất tối, theo BBC.
Theo các nhà vật lý, vật chất tối chứa các hạt khá nặng, khi chúng va chạm nhau sẽ tạo ra một dạng ánh sáng năng lượng cao và lọt vào tầm quan sát của Fermi.
Tìm được chứng cứ về vật chất tối tại trung tâm Dải Ngân hà là kết quả quan trọng nhất mà sứ mệnh Fermi có thể gặt hái được, theo chuyên gia McEnery.
“Chúng tôi sẽ tìm được một thứ gì đó mà giới vật lý và thiên văn đã vất vả tìm kiếm qua nhiều thế kỷ, không những xác định được nơi vật chất tối tồn tại, mà còn xác định bản chất của nó”, theo trưởng nhóm dự án Fermi.
Tải file Kính viễn vọng Fermi “bắt” được vật chất tối tại đây