Phát hiện một vết đen dài 800.000km trên Mặt trời
Theo hãng tin CNN, trong chuyến du hành vũ trụ mới đây các phi hành gia thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA) của Mỹ đã phát hiện thấy một vết đen khổng lồ trên bề mặt Mặt trời. Vết đen là một dải tối dài khoảng 800.000km.
Thiết bị cảm ứng helioseismology tinh vi nhất giúp theo dõi hoạt động diễn ra trên mặt trời một cách cụ thể nhất đã ghi được hình ảnh đặc biệt trên. Các chuyên gia của NASA hiện đang nỗ lực tìm hiểu sự bắt nguồn và phân tích bản chất của hiện tượng bất thường nay.
Theo giả thuyết ban đầu, vết đen khổng lồ trên có thể bắt nguồn từ sự tích tụ khí lạnh dày đặc, nén lại trên bề mặt thiên thể nhờ từ trường, và màu sắc tối đen của vết nứt trên có thể là do nhiệt độ tại đó thấp hơn nhiều so với nhiệt độ của Mặt trời.
Còn Rachel Howe và Frank Hill thuộc Đài quan sát Mặt trời Quốc gia (NSO) tại Tucson, Arizona, cho rằng mặt trời đã sinh ra các dòng chảy khí quyển hẹp gần hai cực của nó theo chu kỳ 11 năm. Các dòng chảy này di chuyển chậm chạp từ 2 cực tới xích đạo, và khi một dòng tới được điểm quan trọng trên vĩ độ 22, các vết đen mặt trời của chu kỳ mới bắt đầu xuất hiện.
Hai nhà khoa học trên cũng đã từng công rằng dòng chảy liên quan tới chu kỳ mặt trời mới đây di chuyển chậm bất thường, mất tới 3 năm để đi qua 10 vĩ độ trong khi ở chu kỳ trước, quá trình này là 2 năm.
Ngoài ra, các khối khí quyển di chuyển bên trong mặt trời cũng phát ra sóng áp lực và âm thanh lớn như một quả chuông khổng lồ. Bằng cách nghiên cứu các rung động của bề mặt mặt trời, các nhà khoa học có thể sẽ phát hiện được cơ chế hoạt động bên trong nó, cung cấp sơ đồ chính xác các lớp bên dưới bề Mặt trời.
Tải file Phát hiện một vết đen dài 800.000km trên Mặt trời tại đây