NASA dùng kính thiên văn "dọn dẹp" dải ngân hà
Kính thiên văn có tên NuStar đã được đẩy vào quỹ đạo để bắt đầu sứ mệnh hai năm truy tìm các hố đen, tàn dư của các ngôi sao phát nổ, và vật thể lạ khó phát hiện khác. NuStar tiến vào quỹ đạo bằng một tên lửa phóng từ một chiếc máy bay vận tải, cất cánh từ một hòn đảo hẻo lánh thuộc Thái Bình Dương giữa Hawaii và Australia.
Dải ngân hà
Khi đạt quỹ đạo 563km (350 dặm) trên Trái Đất, NuStar sẽ tách khỏi tên lửa phóng như kế hoạch và trải rộng các tấm pin mặt trời. Năng lượng quang phổ hạt nhân từ kính thiên văn có thể nhìn xuyên qua các lớp khí và bụi để phát hiện các vật thể lạ.
Đối với những hố đen vô hình, NuStar sẽ tập trung X-quang làm sáng các khu vực xung quanh của hố đen và dễ dàng xử lý. Các nhà khoa học cũng sẽ sử dụng kính thiên văn X-ray trong sứ mệnh truy tìm các siêu tân tinh cổ đã nổ trong thế kỷ qua.
Chi phí khởi động kính thiên văn X-ray NuStar rẻ hơn rất nhiều nhưng lại có thể cho hiệu quả cao trong sứ mệnh khám phá bầu trời.
Trước đó, NASA đã phải hủy bỏ một dự án quan sát các thiên thể bằng tia X-ray khác bởi chi phí quá đắt.
Theo kế hoạch ban đầu, dự án có tên GEMS sẽ được khởi động vào năm 2014 và hoàn thành sứ mệnh phát hiện các thiên thể, hố đen, các chòm sao Neuton trong vòng hai năm với ba kính viễn vọng, nhưng do chi phí quá tốn kém nên NASA đã phải hủy bỏ dù đã hoàn thành xong phần thiết kế.
Tải file NASA dùng kính thiên văn "dọn dẹp" dải ngân hà tại đây