Hành tinh du mục tràn ngập Dải Ngân hà
Đó là kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu về các hành tinh “du mục” do nhóm chuyên gia của Đại học Stanford (Mỹ) thực hiện, được đăng trên chuyên san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
Những hành tinh này đã bị phát hiện khi trọng lực của chúng tạm thời bẻ xoắn ánh sáng của các mặt trời mà chúng đi ngang qua, hay còn gọi là ảnh hưởng lăng kính vi mô do trọng lực.
Các chuyên gia đã phát hiện thêm điều thú vị từ hành
tinh du mục - (Ảnh: SLAC National Accelerator Laboratory)
Để tính toán, nhà vật lý học thiên thể Louis Strigari và đồng sự đã phân tích lực hấp dẫn của Dải Ngân hà, số vật chất mà nó đang chứa, cũng như kích thước của những vật chất này.
Một trong những kết luận thú vị nhất là không đủ hệ mặt trời trong Dải Ngân hà cho các hành tinh lang thang, có nghĩa là không phải bất cứ “gã” du mục nào cũng bị đá khỏi ngôi nhà của mình trước khi bắt đầu cuộc sống lang bạt.
Cuộc nghiên cứu nêu lên những câu hỏi mới về cách các hành tinh hình thành như thế nào, và liệu có sự khác biệt trong quá trình tạo nên những thiên thể có kích thước như hành tinh.
Giới chuyên gia cũng thắc mắc nếu trong trường hợp các hành tinh du mục có kích thước lớn đủ để chứa một khí quyển dày, chúng cũng có thể thu hút đủ nhiệt cho phép sự sống tồn tại dưới dạng vi khuẩn, theo phân tích của ông Strigari.