NASA trấn an về mảnh vỡ vệ tinh chết
Mảnh vỡ vệ tinh chết của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) được dự báo sẽ rơi xuống trái đất trong tháng 9, nhưng hầu hết ở đại dương hoặc vùng không người ở, hãng Reuters dẫn lời quan chức Mỹ trấn an.
>>> Rác vũ trụ nặng hơn 6 tấn sắp rơi xuống trái đất
Vệ tinh Nghiên cứu Thượng tầng Khí quyển (UARS) nặng khoảng 6 tấn, được phi hành đoàn tàu con thoi đưa vào quỹ đạo hồi năm 1991 và ngừng hoạt động hồi năm 2005, vừa bị cháy và tan vỡ trong không gian sẽ rơi xuống trái đất trong tháng 9 nhưng địa điểm chưa xác định được.
Mảnh vỡ UARS của NASA sẽ rơi vào không gian trong tháng 9
Trong một hội nghị qua điện thoại, phó phân ban cảnh báo tình huống không gian thuộc Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ Michael Ducan cho rằng chưa thể xác định được do khí quyển thay đổi từng ngày.
Chuyện mảnh vỡ vệ tinh và tên lửa rơi trở về trái đất không có gì mới. Có khoảng 400 mảnh vỡ rơi xuống hồi năm ngoái. Mảnh phi thuyền dạng UARS - dài khoảng 10m, đường kính 4,5m – rơi mỗi năm một lần. Khối lượng nặng nhất thường thuộc phần kết cấu của phi thuyền, có khi lên đến 150kg.
Trưởng bộ phận Chương trình Mảnh vỡ Quỹ đạo của NASA - Nicholas Johnson - cho biết hầu hết UARS đều bị cháy trong khí quyển nhưng trung bình có khoảng 26 mảnh rời với khối lượng tổng cộng 500kg vẫn tồn tại. Tuy nhiên, các mảnh vỡ thường rơi xuống đại dương hoặc vùng không có dân cư.
Ông Johnson nói: “Theo thống kê, các mảnh vỡ rất ít khi rơi xuống vùng dân cư. Trong 54 năm qua, không có thông tin cho thấy mảnh vỡ từ không gian làm bị thương ai cả”. NASA cho biết xác suất một người trúng phải mảnh vỡ UARS là 1/3.200.