Dùng tàu vũ trụ đổi hướng thiên thạch
>>> Một thiên thạch áp sát trái đất
>>> Thiên thạch đâm trái đất, TQ thiệt hại nặng nhất?
Tờ Daily Mail đưa tin, Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) dự định sẽ cho một vệ tinh đâm vào một thiên thạch với tốc độ cực lớn vào năm 2015, nhằm kiểm tra xem vụ va chạm này có thể làm chệch hướng bay của của thiên thạch hay không. Từ kết quả thử nghiệm này, các nhà khoa học sẽ cân nhắc sử dụng phương pháp đó để bảo vệ Trái đất khỏi nguy cơ va chạm với các thiên thạch trong vũ trụ.
Hình mô phỏng sứ mệnh Don Quijote của ESA
Sứ mệnh có tên Don Quijote sẽ bao gồm việc phóng hai tàu vũ trụ tới một thiên thạch gần Trái đất. Sau đó, một tàu vũ trụ "cảm tử" sẽ đâm vào thiên thạch, tàu vũ trụ còn lại sẽ bay quanh quỹ đạo của thiên thạch để phân tích dữ liệu từ vụ va chạm.
Một mục tiêu khả thi của sứ mệnh là thiên thạch 99942 Apophis có chiều rộng khoảng 487m. Lí do là vì, các chuyên gia thiên văn học ước tính rằng thiên thạch này có 1/250.000 nguy cơ va chạm với Trái đất vào năm 2036.
Tàu vũ trụ "cảm tử" Hidalgo, có trọng lượng 500kg, sẽ đâm vào thiên thạch với tốc độ khoảng 9,6 km/giây. Trong khi đó, tàu vũ trụ Sancho sẽ có nhiệm vụ theo dõi hướng di chuyển của thiên thạch trước và sau khi vụ va chạm xảy ra.
Trong khi đó, Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) tham vọng đưa con người lên bề mặt của một thiên thạch trong vòng 15 năm tới. Tuy nhiên, đưa người lên thiên thạch không hề dễ dàng vì các thiên thạch gần như không có trọng lực.
Để giải quyết vấn đề này, NASA dự định thiết kế những con tàu vũ trụ có khả năng thả neo xuống bề mặt các thiên thạch hay sử dụng hệ thống dây chằng giống như mạng nhện giúp các nhà thám hiểm có thể bám vào đó.