Ảnh đẹp về hiện tượng nhật thực lúc rạng sáng 2/6
Nhật thực vào ban đêm? Nghe có vẻ khó tin nhưng đây là một hiện tượng thiên nhiên hoàn toàn có thể xảy ra đấy. Hiện tượng này thường diễn ra tại các quốc gia thuộc vùng cực Bắc, nơi có Mặt Trời mọc vào nửa đêm.
Hiện tượng Mặt trăng “ăn” Mặt trời trong suốt quá trình diễn ra nhật thực được ghi lại tại tỉnh Changchun - Trung Quốc rạng sáng ngày thứ năm (Ảnh: ChinaFotoPress/Getty Images)
Có thể được quan sát một cách dễ dàng tại các vùng hẻo lánh phía Bắc bán cầu, hiện tượng Nhật thực một phần lần này xảy ra đầu tiên ở phía Đông Á, sau đó “đi ngược” qua các khu vực có múi giờ khác nhau thuộc Siberia, Scandinavia, Iceland, Canada và Alaska. Chính vì vậy, hiện tượng Nhật thực này bắt đầu vào rạng sáng ngày thứ năm (2/6) nhưng lại kết thúc vào… tối thứ tư (1/6).
Bức ảnh cho thấy Mặt trăng chuyển động tiến dần vào mặt trời được chụp tại Phần Lan, phía Bắc bán đảo Scandinavia - một điểm cao tuyệt vời cho việc ghi lại khoảnh khắc này (Ănh: B. Art Braafhart)
Hiện tượng Nhật thực một phần xảy ra hôm thứ Năm là hiện tượng Nhật thực thứ hai trong năm 2011 (lần thứ nhất diễn ra vào tháng 1), diễn ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng không nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, và Mặt Trăng chỉ che khuất một phần của Mặt Trời.
Mặt trời “cười” tại phía Bắc Phần Lan (Ảnh: B. Art Braafhart)
Ngược lại, Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che lấp hoàn toàn. Đĩa Mặt Trời phát sáng bị che khuất bởi vành tối của Mặt Trăng, và có thể quan sát thấy vầng hào quang nhạt bên ngoài là ánh sáng đến từ vành đai nhật hoa của Mặt Trời. Trong thời gian xảy ra bất kỳ một lần Nhật thực nào, Nhật thực toàn phần chỉ có thể được quan sát thấy từ một dải hẹp trên bề mặt Trái Đất. Tại một điểm cố định, nhật thực toàn phần chỉ kéo dài vài phút (tối đa 7 phút). Ví dụ nhật thực toàn phần ở Việt Nam vào năm 1995 chỉ kéo dài gần 2 phút.
Mặt trời bị che lấp một phần dần dần lặn xuống phía sau các dãy núi mờ sương tại Changchun (Ảnh: ChinaFotoPress/Getty Images).
Dấu hiệu đầu tiên khi bóng của Mặt Trăng che khuất Đĩa Mặt Trời có thể được quan sát tại phía Bắc Trung Quốc và Nhật Bản trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 giờ sáng thứ năm theo giờ địa phương. Ngay sau đó, khoảng 60% Mặt trời sẽ bị che khuất tại Siberia thuộc Nga.
Mặt Trăng di chuyển vào quỹ đạo giữa Trái đất và Mặt Trời, bị che khuất một phần bởi đường chân trời (Ảnh: ChinaFotoPress/Getty Images).
Theo chuyên gia về Nhật thực - Jay Pasachoff thuộc Ủy ban nghiên cứu và thăm dò của tổ chức National Geographic - hiện tượng nhật thực tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 1 tháng 7, tuy nhiên sẽ chỉ có một phần rất nhỏ khu vực Nam Cực là quan sát được. Không có một máy bay nào đi qua khu vực này vào thời gian đó. Do vậy, rất đáng tiếc là con người sẽ không xem được hiện tượng này.
Tải file Ảnh đẹp về hiện tượng nhật thực lúc rạng sáng 2/6 tại đây