Mỹ muốn khám phá phần khuất của Mặt trăng
Ngày 2-1-1959, Trạm tự động Luna-1 của Nga lần đầu tiên trong Lịch sử bay về phía Mặt trăng. Cùng năm đó, trạm Luna-2 đổ bộ lên Mặt trăng và 1 tháng sau, Luna-3 đã gửi về Trái đất nhưng bức ảnh ở phía Mặt trăng bị che khuất nếu nhìn từ Trái đất. Bởi lẽ Mặt trăng quay một vòng quanh Trái đất vừa vặn bằng thời gian nó quay quanh trục của mình nên phía bên kia của nó hoàn toàn nằm trong bóng tối.
Khi đọc những bức ảnh gửi về, người ta thấy phần “tối” khác hẳn phần trông thấy, hoàn toàn không có “biển” (tức những lòng chảo trên bề mặt Mặt trăng và không có nước mà chỉ toàn là “lục địa”).
Trong hành trình "trở lại Mặt trăng" người Mỹ sẽ đổ bộ lên phần tối của vệ tinh này. (Ảnh minh họa).
Tháng 5-1961, sau chuyến bay của Iuri Gagarin vào vũ trụ, Tổng thống Mỹ lúc đó là John Kennedy tuyên bố trước Quốc hội rằng "nhiệm vụ chủ yếu của Mỹ trong 10 năm tới phải là đưa người lên Mặt trăng” và NASA đã dành một ngân sách lớn cho việc thực hiện.
Trong thời gian Mỹ tích cực chuẩn bị tàu vũ trụ có người lái để làm việc này, năm 1966, Liên xô lại phóng Luna-9 đổ bộ nhẹ nhàng lên Mặt trăng và gửi về Trái đất toàn cảnh chụp vùng hạ cánh từ độ cao 1 mét, có thể thấy rất chi tiết đến 1mm.
Ngày 21-12-1968, từ Trung tâm vũ trụ tại Mũi Canaveral mang tên Kennedy, Mỹ phóng tàu Apollo-8 có người lái dưới sự chỉ huy của Frank Borman cùng 2 phi hành gia nữa bay quanh Mặt trăng và 6 ngày sau hạ cánh xuống Thái Bình Dương.
Amstrong từ tàu Apollo-11 bước xuống mặt trăng.
Ngày 21-7-1969 Mỹ đã thực hiện được một thành tựu chưa có tiền lệ, con tàu Apollo-11 đã hạ cánh an toàn xuống Mặt trăng 21. Lần đầu tiên bàn chân con người đã đặt lên được vệ tinh gần nhất của mình. Chính Neil Amstrong là người đầu tiên bước xuống Mặt trăng, nguời ghi những bức ảnh Mỹ công bố lại là Edwin Oldrin.
Các phi hành gia Mý đã chụp nhiều bức ảnh bề mặt Mặt trăng và mang về 22kg mẫu đá Mặt trăng quanh vùng đổ bộ 30m. Họ trở về Trái đất, hạ cánh xuống biển thuộc vùng đảo Hawaii. Những kiểm tra sức khoẻ cho thấy họ không hề có một tổn thương nào. Trên các mẫu đất đá cũng không có bất cứ vi sinh vật hoặc một dấu vết nào của sự sống.
Năm 2008 một vệ tinh của Mỹ nữa là Lunar Reconnaissance Orbiter, cũng chụp ảnh bề mặt Mặt trăng trên cơ sở đó các chuyên gia NASA đã vẽ lại bản đô chi tiết của nó.
Chuyến bay tương lai của các phi hành gia Mỹ hướng con tàu tới “điểm Lagrange” là nơi có tác động trọng trường của cả Trái đất lẫn Mặt trăng và sau đó chuyển động đồng bộ với Mặt trăng.
Để chuẩn bị cho chuyến bay, từ năm 2011, Mỹ sẽ bắt đầu thiết kể các tên lửa mang hạng nặng và khoang chứa các nhà du hành vũ trụ sẽ đổ bộ lên mặt trăng trong 6 tháng, và vào năm 2013 các chuyên gia sẽ chế tạo bộ quần áo đặc biệt để họ có thể làm việc dài ngày trên Mặt trăng.
Con tàu sẽ quay trên quỹ đạo xung quanh L2 (tức “điểm Lagrange”) ở chiếu cao so với Mặt trăng là 64.000km, cho phép các nhà du hành vũ trụ theo dõi liên tục những gì xảy ra tại vùng tối của Mặt trăng, đồng thời cũng dành một số nhiệm vụ cho việc nghiên cứu Trái đất.
Người ta đề xuất con tàu sẽ bay trên quỹ đạo của Mặt trăng khoảng 2 tuần. Trong thời gian đó, các phi hành gia sẽ nghiên cứu bề mặt của Mặt trăng nhờ xe tự hành Lunokhod do các phi hành gia điều khiển.
Quá trình thám hiểm cũng là cơ hội để đánh giá các tính năng kỹ thuật của con tàu vũ trụ Orion do công ty Lockheed Martin thiết kế chế tạo. Theo các ước tính sơ bộ, chi phí cho chương trình mang tên “Trở lại Mặt trăng” sẽ lên tới 100 tỷ đôla.