Tìm kiếm theo cụm từ

  Vận động nới rộng thang đo hệ SI

Khoảng 20.000 nhà khoa học, sinh viên tham gia ký tên trên một trang mạng vận động cho việc sử dụng tiếp đầu ngữ hella, thu gọn những số có tới 27 số 0 (tương đương 10^27). Austin Sendek, sinh viên ngành vật lý ĐH California, người khởi xướng cuộc vận động, bày tỏ: “Qu&aacu

Khoảng 20.000 nhà khoa học, sinh viên tham gia ký tên trên một trang mạng vận động cho việc sử dụng tiếp đầu ngữ hella, thu gọn những số có tới 27 số 0 (tương đương 10^27).

Austin Sendek, sinh viên ngành vật lý ĐH California, người khởi xướng cuộc vận động, bày tỏ: “Quá trình phân tích các hiện tượng vật lý làm xuất hiện những con số có độ lớn vượt quá 27 chữ số 0 trong tính toán. Vậy mà, hệ thống đo lường quốc tế (SI) đang làm ngơ với thực tế này”.

Hiện, “yotta” (10^24) là tiếp đầu ngữ lớn nhất trong SI (sử dụng để rút gọn những chữ số có 24 số 0).

Tiếp đầu ngữ yotta (10^24) không đáp ứng đủ nhu cầu truyền tải chữ số của các nhà khoa học.

Nếu được chấp thuận, tiếp đầu ngữ hella (đại diện cho 10^27) sẽ được sử dụng trong những phép tính liên quan đến công suất năng lượng phát ra từ mặt trời, khoảng cách giữa các thiên hà, số lượng nguyên tử hoặc những mẫu có số lượng đo lường cực lớn.

Lần bổ sung tiếp đầu ngữ gần đây nhất của Hội đồng Đo lường quốc tế là vào năm 1991, khi họ công nhận tiếp đầu ngữ zetta (10^21) và yotta (10^24).

Tuy nhiên, trở ngại đối với cuộc vận động do Sendek khởi xướng ở chỗ, hella là tiếng lóng phổ biến ở Bắc California, Mỹ (có nghĩa là “rất” hoặc “nhiều”). Việc định danh trong khoa học có truyền thống sử dụng tiếng La tinh hoặc Hy Lạp.

Do đó, nhiều khả năng hella không được Hội đồng Đo lường quốc tế phê chuẩn, đồng thời, họ cũng sẽ không đưa ra tiếp đầu ngữ mới mà phối hợp hai tiếp đầu ngữ kilo và yotta để biểu thị đơn vị 10^27.

Tải file Vận động nới rộng thang đo hệ SI tại đây