Nóng bỏng cuộc chạy đua lên Mặt trăng
Mỹ
Mô hình của khoang tàu vũ trụ Orion thế hệ mới tại trung tâm nghiên cứu Langley của NASA, bang Virginia. Cuối năm 2008, mô hình thực tế của Orion sẽ được đưa vào bệ phóng thử nghiệm, nhằm kiểm tra hệ thống thoát khẩn cấp dành cho các phi hành gia trên tàu vũ trụ. Mỹ đang hy vọng có thể đưa người bằng tàu Orion tới Trạm không gian quốc tế ISS trước năm 2015 và trở lại Mặt trăng từ năm 2020.
Nga
Các phi hành gia huấn luyện tại trung tâm không gian Star City (Thành phố Ngôi sao), ngoại ô Matxcơva, đầu năm 2008. Nga đang hy vọng có thể đưa người lên Mặt trăng vào năm 2025.
Các chuyên gia kỹ thuật thuộc trung tâm điều khiển của Nga tại Korolev đang theo dõi màn hình về Trạm không gian quốc tế ISS.
Ấn Độ
Tên lửa PSLV C-9 đang được vận chuyển tới bãi phóng tại trung tâm không gian Sriharikota, gần thành phố Chennai, tháng 4/2008. Ngày 21/10 vừa qua, chương trình không gian đầy tham vọng của Ấn Độ tiến thêm một bước dài với với việc phóng tàu thăm dò Mặt trăng không người lái Chandrayaan-1 bằng tên lửa đẩy tương tự.
Trung Quốc
Phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc Dương Lợi Vĩ chuẩn bị bước lên tàu Thần châu V, thực hiện chuyên đi lịch sử giúp nước này trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới đưa người vào vũ trụ sau Nga và Mỹ, năm 2003.
Tàu vũ trụ Thần châu VI lần thứ hai đưa người Trung Quốc vào vũ trụ tại nhà máy lắp ráp ở Jiuquan, ngay trước chuyến bay tháng 10/2005. Trung Quốc tuyên bố họ muốn thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt trăng vào năm 2020.
Những quầng khói lửa vàng rực tỏa ra khi tàu Thần Châu VII chở 3 phi hành gia Trung Quốc rời mặt đất, tháng 9/2008, thực hiện sứ mệnh lần đầu tiên nước này đưa người đi bộ ra ngoài không gian... (Ảnh: Xinhua)
Nhật Bản
Tên lửa H2-A của Nhật đang rời bệ phóng tại Trung tâm không gian Tanegashima ở quận Kagoshima. Quốc đảo này công bố kế hoạch bắt đầu đưa người lên Mặt trăng vào năm 2025.
Châu Âu
Phi hành gia Hans Schlegel, người Đức, thuộc Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đang làm việc bên ngoài module Columbus trên trạm ISS. Module này chứa một phòng thí nghiệm, trong đó có 10 khoang có kích thước tương đương một buồng điện thoại công cộng. Mỗi khoang này có thể hoạt động như một phòng thí nghiệm độc lập làm các thí nghiệm về các lĩnh vực như sinh học, vật lý... phục vụ sứ mệnh chinh phục không gian của châu Âu.
Các chuyên gia kỹ thuật tại phòng điều khiển của Trung tâm điều khiển Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đặt tại thành phố Darmstadt, Đức. ESA là tổ chức chung của 17 nước châu Âu ra đời từ năm 1974. ESA hiện tập trung phát triển các công nghệ phục vụ cho sứ mệnh đưa người lên sao Hỏa trong tương lai.