Hệ mặt trời bị nén bất đối xứng giữa các phương
Các phương của hệ mặt trời không phải là một cung tròn hoàn hảo, chúng bị nén lại như một quả bóng méo, nổi trong không gian giữa các hành tinh và không có hình cung tròn đối xứng giữa các miền biên ngoại vi như quan niệm lâu nay của con người. Phát hiện này được các nhà khoa học công bố trong loạt bài báo đăng trên Tạp chí Tự nhiên ngày 3/7/2008, dựa trên dữ liệu gửi về từ tàu thám hiểm Voyager 2.
Voyager 2 bắt đầu đi vào khu vực đệm nằm giữa vùng không gian khối cầu bao quanh mặt trời (heliosphere) và vùng không gian tĩnh giữa các vì sao (còn gọi là vùng "kết thúc va chạm", "termination shock"). Các nhà khoa học cho biết Voyager 2 bay chéo ngang qua vùng biên mặt trời, gần hơn mong đợi. Điều này ám chỉ rằng heliosphere nằm trong miền chịu nhiều sức ép đẩy vào phía bên trong, gần hơn với mặt trời, do tác động của các vùng từ trường giữa các hành tinh.
Hai con tàu Voyager được phóng lên vũ trụ vào năm 1977 nhằm khảo sát Mộc tinh và Thổ tinh. Đường bay của Voyager 1 hướng về sao Thổ và ra phía xa đường hoàng đạo, mặt phẳng di chuyển của các hành tinh trong Thái dương hệ. Voyager 2 tiếp tục thực hiện hành trình này, cho phép 2 con tàu có nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc với các hành tinh xa hơn, đó là Thiên vương tinh và Hải vương tinh. Voyager 1 và 2 những con tàu nhân tạo thực hiện được hành trình xa nhất từ trước đến nay - Voyager 1 sẽ đi xa hơn Voyager 2.
Voyager 2 cùng với người chị của mình, Voyager 1 đang thực hiện sứ mệnh khám phá vùng biên chưa được biết đến giữ Thái Dương hệ và khoảng không giữa các vì sao.
Hình vẽ miêu tả tàu Voyager 2 ở giới hạn phía ngoài của vùng heliosphere - vùng từ trường mạnh bao quanh hệ mặt trời được hình thành từ các cơn bão gió mặt trời. Theo những dữ liệu gần đây được công bố trong loạt bài báo đăng trên Tạp chí Tự nhiên (Ngày 3 tháng 7, 2008), các nhà khoa học quan sát thấy vùng từ trường này không có dạng hình cầu nhưng bị ép vào trong ở bán cầu phía nam. (Nguồn hình: NASA/ Phòng thí nghiệm chuyển động phản lực.) |
Tải file Hệ mặt trời bị nén bất đối xứng giữa các phương tại đây