VISTA: Kính viễn vọng tương lai của ESO
Dự kiến loại kính viễn vọng mới này của Cơ quan châu Âu về Nghiên cứu thiên văn Nam bán cầu (ESO) sẽ được sử dụng vào đầu năm 2009.
Dự kiến loại kính viễn vọng mới này của Cơ quan châu Âu về Nghiên cứu thiên văn Nam bán cầu (ESO) sẽ được sử dụng vào đầu năm 2009.
Tấm kính khổng lồ của nó vừa được lắp đặt, kích thước đường kính 4,1m, độ cong lớn và tiêu cự ngắn cho phép quan sát phạm vi rộng. Nó rất lý tưởng để quan sát các vật thể sáng yếu như các ngân hà và có thể chụp được những bức ảnh độ nét cao.
Kính viễn vọng VISTA được đặt ở độ cao 2518m, công việc lắp đặt các thiết bị đang được các chuyên gia hoàn tất.
( |
(Ảnh: www.4engr.com) |
Mục đích khoa học
VISTA sẽ làm việc cả trong điều kiện hồng ngoại. Nó sẽ quan sát những vùng ở bán cầu Nam để nghiên cứu những vật thể khó nhìn trong ánh sáng nhìn thấy, do chúng quá lạnh và được bao quanh bởi những đám mây bụi liên hành tinh. Ánh sáng hồng ngoại có thể nhận thấy được do chúng giải phóng bụi và dẽ dàng nhìn thấy những gì sau những đám mây.
Những hình ảnh chất lượng cao của VISTA sẽ giúp hiểu rõ hơn bản chất và sự phân bổ những thế hệ ngôi sao đầu tiên và ngân hà, đồng thời có thể tạo được một bản đồ 3D của Ngân hà và hiểu rõ hơn về năng lượng và vật chất tối
Những chương trình quan sát được tiến hành đồng thời với các công cụ khác cũng được dự kiến để đem lại mức tin cạy cao.
Một trong những mục đích của VISTA là xác định mật độ thiên thể trong Thiên hà Redshift~8. Quan sát các thiên hà sơ khai là vấn đề lớn đối với các nhà thiên văn học ngày nay.