Sao Thổ gặp Mặt Trăng đúng tiết Nguyên Tiêu (21/2)
Cụ thể, khoảng 8h tối ngày 21/2, Mặt Trăng sẽ đi vào khu vực chòm sao Sư tử và sẽ có góc chênh quỹ đạo biểu kiến khoảng 3 độ so với Sao Thổ. Khi nhìn lên bầu trời phía Đông sẽ thấy Sao Thổ ở rất gần Mặt Trăng. Qua kính thiên văn đường kính 8cm, người ta có thể nhìn thấy cả dải vành đai sáng đặc biệt bao quanh hành tinh này. Ngoài quan sát bằng mắt thường, có thể dùng máy ảnh số để chụp ảnh hiện tượng hiếm có này.
3 ngày sau đó, Sao Thổ sẽ còn tiến sát Mặt Trời. Do vậy trong những ngày này, Sao Thổ có độ sáng cao nhất và có thể thấy được suốt đêm
Các chuyên gia Trung Quốc còn cho biết vào tháng 3 năm nay (2008), trên bầu trời sẽ còn xuất hiện các hiện tượng "Hành Tinh Hợp Nguyệt" giữa Mặt Trăng với Sao Kim, Sao Mộc, Sao Thuỷ, Sao Hoả và Sao Hải Vương. Tuy nhiên đáng chú ý nhất vẫn là hiện tượng Sao Thổ gặp Mặt Trăng ngày Tết Nguyên Tiêu(21/2 Dương lịch).
Sao Thổ được tàu vũ trụ Cassini chụp ngày 19/1/2007. |
Tải file Sao Thổ gặp Mặt Trăng đúng tiết Nguyên Tiêu (21/2) tại đây