NASA: Vệ tinh nghiên cứu các đám mây
Những đám mây dạ quang tụm lại xung quanh những vùng cực và chỉ có thể nhìn thấy được vào ban đêm, chúng đã xuất hiện thường xuyên hơn và trở nên sáng hơn trong những năm gần đây. Các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân từ những thay đổi này, nhưng họ có thể tìm ra một vài gợi ý nhờ sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Tàu vũ trụ sẽ nghiên cứu những đám mây băng trong 2 năm, cố gắng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản như: Tại sao những đám mây có hình dạng như vậy và sự ấm lên toàn cầu có phải do con người gây ra không? Đó là mục tiêu của AIM (Aeronomy of Ice in the Mesosphere) - tổ chức nghiên cứu Băng trong Trung quyển (tầng giữa của khí quyển).
"Chúng tôi đang thăm dò những đám mây chiết tự trên rìa không gian" - James Russell, nhà khảo sát chính của Đại học Hampton đã nói tại một cuộc họp báo vừa được tổ chức.
Tên lửa Pegasus mang theo một máy bay đặc biệt được đặt ở tầm cao, nó được phóng qua Thái Bình Dương và đi trong một quỹ đạo cách trái đất khoảng 370 dặm.
Các nhà quản lý của phái đoàn đã rất vui mừng sau khi tàu vũ trụ tách ra từ tên lửa thành công. Những trạm điều khiển mặt đất tiếp tục theo dõi tình trạng của tàu vũ trụ. George Diller - người thuyết minh của AIM - nói: "Mọi thứ có vẻ đang đúng khi được đầu tư nhiều tiền".
Tên lửa Pegasus, được chế tạo bởi tập đoàn Orbital Sciences, đã đề cao những biểu tượng Virginia Tech, nơi mà tuần trước 32 sinh viên và những người trong khoa đã chết vì một hành động kinh hoàng tại một trường đại học. Một trong số những nhà khoa học của phái đoàn, chuyên viên khảo sát chính Scott Baily, làm việc tại nơi này.
Trong số tiền 140 triệu USD, AIM sẽ dùng để chụp ảnh những đám mây có độ cao so với mặt nước biển và đo kích thước của chúng, khí áp, nhiệt độ và hàm lượng ẩm.
Những đám mây phát sáng ban đêm lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1880 không lâu sau khi núi lửa tuôn trào trên quy mô lớn tại hòn đảo Krakatoa, Inđônêxia. Những vệ tinh đặt trên không gian đã định kỳ quan sát những đám mây từ những năm 1980, nhưng tàu vũ trụ của AIM là vệ tinh đầu tiên được dùng hoàn toàn cho nghiên cứu.