Tìm kiếm theo cụm từ

  Các thảm họa trên con đường chinh phục vũ trụ

Trong công cuộc chinh phục vũ trụ không thể tránh các tai họa gây tổn thất cả về người và kỹ thuật. Tuy nhiên, những tổn thất này trong nhiều trường hợp có thể tránh được nếu các nhà lãnh đạo cấp cao tỉnh táo hơn, và nếu như không có nh

1. Thành viên đội bay thứ nhất, gồm các phi hành gia Xô-viết, Valentin Bondarenko, là người hy sinh đầu tiên trong các cuộc bay vào vũ trụ. Anh qua đời vào ngày 23/3/1961 khi tập luyện trong buồng tiêu âm của Viện Khoa học, lúc mới 24 tuổi.

Tai họa xảy ra do khi lấy ra khỏi cơ thể bộ cảm biến y tế, anh phải dùng bông tẩm cồn lau người và vứt nó đi. Chẳng may bông rơi vào lò sưởi điện, trong buồng tiêu âm chứa đầy oxy nên bốc lửa. Quần áo cháy hết, không thể mở được cánh cửa buồng cách âm trong mấy phút. Do bị sốc và bị bỏng, Bodarenco qua đời. Sau sự kiện này, người ta đã ra quyết định không cho phép thiết kế các thiết bị vũ trụ có môi trường oxy làm giàu. Nhưng tai họa này đã được giấu kín. Nếu điều này không phải là bí mật thì rất có thể tránh được cái chết cho 3 phi hành gia Mỹ cũng gặp trường hợp tương tự.

Valentin Bondarenko
(Ảnh: spacefacts)

2. Ngày 23/4/1967, chuẩn bị kỷ niệm ngày 1/5, người ta đã vội vàng phóng tàu “Soyuz -1 cho dù hai lần phóng tàu không người lái trước đó đều gặp sự cố. Khi chuẩn bị tàu, người ta đã phát hiện ra hơn 100 khiếm khuyết. Lúc được tin về số lượng các khiếm khuyết đó, huyết áp của phi hành gia dự định lái con tàu lập tức tăng lên và các bác sĩ buộc phải cấm không cho người này bay. Người thay thế là V.Kamarốp.

Những trục trặc bắt đầu ngay sau khi con tàu vào quỹ đạo: Một trong các tấm pin mặt trời không mở được. Kamarốp tìm mọi cách để cứu vãn tình thế, kể cả dùng chân đập vào nơi có gắn pin mặt trời với hy vọng làm cho nó bật ra. Con tàu đã vào vũ trụ nhưng các trục trặc xảy ra còn nhiều hơn đến mức buộc phải hạ cánh. Do lệch tâm khối lượng và không cân bằng trong hệ thống cung cấp năng lượng nên “Soyuz -1”một cánh” không thể tiến đến gần và lắp ghép với con tàu khác. Khi quay về trái đất, hệ thống dù của con tàu “Soyuz -1” không làm việc, kết quả là phi hành gia V.Kamarốp hy sinh.

Soyuz 1
Soyuz 1 (Ảnh: daviddarling)

3. Các nhà du hành vũ trụ Georgi Dobrovolsky, Viktor Patsayev và Vladislav Volkov hy sinh ngày 30/6/1971 lúc hạ cánh do khoang hạ cánh của tàu vũ trụ “Soyuz - 11” có khe hở. Tại sân bay vũ trụ, trước khi cất cánh phi hành đoàn chính gồm Alexei Leonov, Valeri Kubasov  và Peter Kolodin đã được phi hành đoàn dự bị thay thế gồm Đobravonxky, Voncốp và Paxaev.

Tai họa có thể tránh được nếu không có sự ganh đua không cần thiết. Đến lúc đó người Mỹ với con tàu 3 chỗ ngồi Apollo đã bay lên mặt trăng, đòi hỏi Liên Xô cũng phải có tối thiểu 3 phi hành gia bay lên. Nếu đoàn phi hành gồm 2 người thì họ có thể mặc bộ đồ phi công vũ trụ. Nhưng ba bộ đồ này không thể nhét nổi vào khoang về cả trọng lượng lẫn kích thước. Vì thế họ quyết định bay vào vũ trụ chỉ mặc quần áo thể thao.

Việc hạ cánh con tàu “Soyuz - 11” diễn ra bình thường cho đến độ cao 150 km và thời điểm bắt buộc phải tách con tàu thành 3 phần trước khi đi vào khí quyển (theo đó khoang sinh hoạt, khoang thiết bị phải tách khỏi khoang đổ bộ). Vào thời điểm chia tách, khi còn tàu đang nằm trên quỹ đạo thì bất ngờ van quạt thông khí thở nối khoang tàu với bên ngoài bật mở, mà lẽ ra nó được bật mở sau đó rất lâu, khi gần tiếp đất.

Áp lực trong khoang đổ bộ giảm nhanh tới mức các phi hành gia bất tỉnh trước khi có thể tháo thắt lưng an toàn để đóng lỗ thông hơi chỉ nhỏ bằng đồng 5 xu. Sau này người ta đã phát hiện ra trong thi thể các nạn nhân có dấu hiệu xuất huyết não, máu tràn trong phổi, tổn thương màng nhĩ, máu tiết ra lưu huỳnh.

Sau sự hy sinh của 3 nhà du hành vũ trụ này thì các phi hành gia chỉ bay trong những bộ trang phục đặc biệt.

Các nhà du hành vũ trụ trên tàu Soyuz - 11, từ trái sang phải: Georgi Dobrovolsky, Viktor Patsayev, Vladislav Volkov
Các nhà du hành vũ trụ trên tàu Soyuz - 11, từ trái sang phải: Georgi Dobrovolsky,
Viktor Patsayev, Vladislav Volkov (Ảnh: courses.cs.vt.edu)

4. Ngày 26/9/1983 khi phóng con tàu chở hàng “Soyuz - T10” thì tên lửa đẩy bị cháy. Hệ thống cứu hộ tự động không làm việc. 12 giây sau khi xuất hiện ngọn lửa, người chỉ huy cuộc phóng đã nhấn nút ghế nhảy dù (chỉ có thể ấn nút ghế nhảy dù với điều kiện 2 người cùng ấn nút của mình: Một người là chịu trách nhiệm về con tàu và 1 người về tên lửa). Chính 2 người này đã cứu thoát phi hành đoàn đồng thời bấm nút hạ cánh hệ thống cứu hộ. Quả cầu chứa các phi hành gia V.Titốp và G.Xtrecalốp bật ra khỏi tên lửa với quá tải 15-18 gram và hạ an toàn cách xa tổ hợp bệ phóng 4 km. Còn tên lửa thì phát nổ 2 giây (chính xác là 1,8 giây) sau khi tách quả cầu.

Thời kỳ hậu Xô-viết mặc dù ngành công nghiệp vũ trụ Nga trở nên ảm đạm nhưng không xảy ra thiệt hại nào về con người. Các chuyến bay vào vũ trụ cũng ít hơn. Đôi khi cũng xảy ra các sự cố kỹ thuật, nhưng những sự cố này không bị bưng bít như trước đây.

 

Tải file Các thảm họa trên con đường chinh phục vũ trụ tại đây