Sự sống trên hành tinh "đỏ"?
Lý do mà trái đất của chúng ta có sự sống hơn 3 tỷ năm nay là do bầu khí quyển và lực hút trọng trường làm giảm cường độ của các bức xạ nhiệt. Một lý do khác nữa là sự dồi dào của nguồn tài nguyên nước, nhân tố chính cho quá trình trao đổi chất và phát triển. Theo nhà sinh vật học vũ trụ Lewis Dartnell thuộc trường Đại học Luân Đôn thì ”nguồn nước dồi dào xuất hiện trên sao hỏa cách đây gần tỷ năm về trước. Và thậm chí nếu như có nước đi chăng nữa thì các tế bào cũng khó có thể tồn tại dưới sự tác động của các bức xạ nhiệt trên bề mặt”.
Theo tin đã đưa trên tạp chí Geophysical Research Letters, nhóm nghiên cứu của Dartnell đã mô tả cách họ tiến hành đo đạc lượng nhiệt hấp thụ trên ba dạng bề mặt khác nhau của sao hỏa bao gồm: vùng đất khô cằn, vùng cực lạnh giá với các tầng băng xếp chồng nhau và vùng đất bị đóng băng. Dựa vào các tính toán, các nhà khoa học đã thử nghiệm mức độ sống sót của một số loài vi khuẩn có khả năng thích nghi cao, và kết quả cho thấy, dù cho loài khuẩn hay bào tử thích nghi cao đến mấy một khi đã mạo hiểm tiến gần đến bề mặt này đều bị tiêu diệt bởi nhiệt độ quá lạnh cũng như các bức xạ nơi đây.
Các nhà khoa học cũng phát biểu rằng nếu sự sống có thể tồn tại và phát triển thì chỉ có thể diễn ra cách bề mặt sao hỏa ít nhất là 2 mét, một độ sâu khá lớn đối với tầm quan sát của các thiết bị dò tìm từ hai tàu vũ trụ đang bay vòng quanh sao hỏa là Spirit và Opportunity.
Và theo kế hoạch của phái đoàn liên đoàn không gian Châu Âu thì họ đã lên kế hoạch để đổ bộ lên sao hỏa vào năm 2013 và tiến hành gieo trồng một số chủng loại cây, nếu như các nhà khoa học có thể mang về những sảm phẩm hữu cơ từ các độ sâu trên, thì các nhà khoa học tin rằng có thể thức tỉnh hành tinh chết này.
TTCT