Tìm kiếm theo cụm từ

  Việt Nam không quan sát được nguyệt thực toàn phần

Thạc sĩ Phan Văn Đồng, giảng viên khoa Vật lý trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Thư ký Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam, cho biết từ Việt Nam sẽ không thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra ngày 3-3 tới. Theo Thạc sĩ Đồng, hiện tượng nguyệt thực toàn phần (dự kiến k&

Thạc sĩ Phan Văn Đồng, giảng viên khoa Vật lý trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Thư ký Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam, cho biết từ Việt Nam sẽ không thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra ngày 3-3 tới.

Theo Thạc sĩ Đồng, hiện tượng nguyệt thực toàn phần (dự kiến kéo dài 1 giờ 14 phút) sẽ diễn ra lúc 5 giờ 45 phút theo giờ chuẩn ở khu vực phía Đông nước Mỹ (tương đương với 22 giờ 45 phút giờ GMT) và là 5 giờ 45 phút sáng ngày 4-3 nếu tính theo giờ Việt Nam.

Do đây thời điểm mặt trăng lặn và mặt trời đang mọc nên từ nước ta không thể quan sát được hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.

“Về mặt lý thuyết, vùng nào có thể nhìn thấy trăng vào ban đêm thì có thể nhìn thấy hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Tuy nhiên, thời điểm diễn ra nguyệt thực toàn phần lại là buổi sáng của Việt Nam nên chúng ta không quan sát được hiện tượng này - Thạc sĩ Phan Văn Đồng cho biết.

Theo thông báo của NASA (Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ), khu vực quan sát hiện tượng Nguyệt thực vào ngày 3-3 là ở châu Phi và một số vùng khác trên thế giới như châu Mỹ, châu Âu và một phần của châu Á.

Thạc sĩ Đồng cũng cho biết dù nguyệt thực không phải là hiện tượng đặc biệt nhưng luôn được các nhà khoa học trên thế giới hết sức quan tâm do đây là dịp để kiểm nghiệm những kết quả tính toán chuyển động tương đối giữa Trái đất, Mặt trăng đối với Mặt trời.

(Ảnh: international.ibox.bg)Bên cạnh đó, thông qua việc quan sát màu sắc của nguyệt thực (đỏ nhiều hay đỏ ít), các nhà khoa học sẽ tìm hiểu và nghiên cứu, tính toán được các thành phần của khí quyển.

Điều khiến các nhà khoa học quan tâm hiện nay đó là trong hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra vào những ngày tới, mặt trăng sẽ có màu gì. Trong những trước đây, mặt trăng đã từng chuyển thành màu nâu, cam, đỏ thẫm và đỏ gạch.

Cũng theo dự báo của NASA, ngày 28-8-2007, hiện tượng nguyệt thực toàn phần cũng sẽ xuất hiện với thời gian kéo dài khoảng 1 giờ 31 phút. Những nơi dễ quan sát hiện tượng này nhất là khu vực phía Đông của châu Á, Australia, Thái Bình Dương và châu Mỹ.

Năm 2008 cũng sẽ diễn ra hiện tượng nguyệt thực vào các tháng 2 và tháng 8. Năm 2009 sẽ có 3 lần diễn ra hiện tượng nguyệt thực vào các tháng 2, 7 và 8. Đặc biệt ngày 21-12-2010 nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài tới 3 giờ 19 phút, dài kỷ lục trong vòng 10 năm (từ 2001-2010).

PHẠM TUYÊN

Tải file Việt Nam không quan sát được nguyệt thực toàn phần tại đây