Sao Bắc cực
Sao Bắc cực trong lịch sử đã được các nhà thám hiểm, hàng hải, đi rừng sử dụng để xác định vĩ độ họ đang ở đó. Từ một điểm bất kỳ ở phía bắc của đường xích đạo thì giá trị của góc từ đường chân trời tới sao Bắc cực (cao độ của nó) là bằng với vĩ độ mà từ đó người quan sát đo được giá trị góc nói trên. Ví dụ, giá trị của góc tới sao Bắc cực đối với một người đang ở vĩ độ 30° sẽ có giá trị bằng khoảng 30°.
Polaris có độ sáng biểu kiến là 1,97. Theo lịch sử, vào khoảng năm 3000 TCN thì ngôi sao mờ Thuban trong chòm sao Draco đã từng được coi là sao Bắc cực; và với độ sáng biểu kiến 3,67 thì nó khoảng 5 lần mờ hơn so với Polaris. Ngôi sao sáng Vega trong chòm sao Lyra (chòm Thiên Cầm) sẽ là sao Bắc cực vào khoảng năm 14.000. Trong so sánh với các ngôi sao sáng nhất, Sirius (hay sao Thiên Lang), có độ sáng biểu kiến là −1,46 (giả sử cho rằng chúng ta coi Mặt Trời có độ sáng biểu kiến −26,8).
Hiện tại, không có Sao Nam cực có lợi ích giống như Polaris; ngôi sao mờ σ Octantis là gần nhất với Nam cực của bầu trời. Tuy nhiên, chòm sao Crux, (sao Nam Tào hay chòm sao Thập Tự phương Nam), chỉ thẳng tới Nam cực.