Sự huyền bí của SS433
Năm 1978, các nhà thiên văn học phát hiện một thiên thể lạ đặt tên là SS433. Nó ở gần sao Ngưu lang, là một thành viên của hệ Ngân hà, cách Trái đất khoảng 11.000 năm ánh sáng. Thực ra ngôi sao này đã được người ta phát hiện từ 50 năm trước, nhưng bấy giờ người ta chỉ coi nó như một định tinh thông thường, không đáng chú ý. Về sau, nó được liệt kê vào bảng sao của Stephenson và Standuleak, xếp thứ 433 nên viết tắt SS433.
(Ảnh: chara.gsu)
Sở dĩ SS433 trở nên huyền bí vì người ta thấy trong quang phổ của nó có vạch Hidro đỏ và tím di động rất rộng. Nói chung nguyên nhân di động quang phổ do thiên thể di động. Đỏ di động có nghĩa là chuyển
Mô hình sóng điện của SS433 |
cách xa ta, tím di động là lại gần ta. Quang phổ của SS433 chứng tỏ rằng một phần vật chất của nó đang bay về phía ta với vận tốc 30.000km/giây, phần khác bay xa ta với tốc độ 50.000km/giây. Cùng một thiên thể chuyển động theo 2 hướng ngược nhau là điều không thể xảy ra đối với một định tinh thông thường. Do đó, SS433 khiến các nhà thiên văn luôn thắc mắc.
Hai tháng 9 và tháng 11 năm 1977, vạch đỏ và tím của SS433 di động ngày càng rộng, nhưng đến cuối năm lại thu hẹp dần. Quan sát lâu dài người ta mới rõ, thì ra đỏ và tím di động theo chu kỳ. Nhiều phát hiện thiên văn đều bắt đầu từ tính chu kỳ của một thiên thể nào đó, cho nên người ta dự kiến rằng SS433 rất có thể lại là một số điều huyền bí mới của vũ trụ.
Vậy hiện tượng SS433 là gì? cho đến nay người ta vẫn còn đang phỏng đoán. Có người cho rằng trước kia nó là một lỗ đen, có người lại cho rằng đó là một thiên thể phun vật chất về 2 phía ngược chiều nhau.
(Ảnh: blackholes.stardate)