Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ngân hà, đứng thành thế chân vạc (đỉnh). Đây là một chòm sao rất rõ của bầu trời đêm hè. Ba ngôi sao chủ (sao alpha) của 3 chòm sao này tạo thành "Tam giác mùa hè" nổi tiếng. Mặc dù chòm Thiên nga nằm trong Ngân hà nhưng vì có nhiều ngôi sao sáng, nên người ta vẫn nhận ra nó một cách dễ dàng.
Chòm sao Thiên nga (Ảnh: fcps.k12)
Nếu ta nối các ngôi sao sáng của chòm Thiên cầm với nhau, ta sẽ được một hình chữ thập lớn. Nó nằm đối chọi với chòm Thâp tự phương Nam, dó đó người ta gọi là "Thập tự bắc". Các nhà thiên văn Hy Lạp gộp "Thập tự bắc" với những ngôi sao chung quanh tưởng tượng ra hình Thiên nga đang bay, đuôi Thiên nga là ngôi sao cấp I - sao Thiên tân 4. Cách Thiên tân 4 không xa về phía Đông, còn một ngôi sao nổi tiếng khác, đó là Thiên nga 61, ở cách ta khoảng 11 năm ánh sáng. Ngoài Mặt trời ra, Thiên nga 61 là định tinh thứ 13 ở gần ta nhất. Mắt tinh có thể thấy được nó trên trời đêm.
Thần thoại Hy Lạp kể rằng, thần Jeus yêu hoàng hậu Sparta là Leda, nhưng sợ vợ mình là Hêra ghen, nên đã biến Leda thành con thiên nga để sớm tối vui vầy, đẻ ra 2 người con (chòm Song tử). Về sau thần Jeus kỷ niệm mối tình này đặt thành chòm sao chòm sao Thiên nga.
Quan sát chòm sao Thiên nga mọc và lặn rất thú vị. Thiên nga mọc từ phương Đông Bắc. Lúc này tựa như Thiên nga nghiêng cánh bay lên. Khi tới thiên đỉnh, đầu quay về hướng Nam, hơi lệch về Tây. Khi đã chuyển tới phương Tây Bắc, thì đầu chúc xuống, đuôi vểnh lên cuối cùng lặn xuống dưới đường chân trời. Cũng giống như mọi định tinh khác, thời gian mọc và lặn ở các mùa khác nhau đều khác nhau. Ví dụ, mùa Xuân, Thiên nga mọc lúc nửa đêm. Sang đầu Thu nó lại mọc vào buổi chiều, sau hoàng hôn nó đã lên cao.
Không gian sao Thiên nga trong dải Ngân hà (Ảnh: coolcosmos.ipac)