Thiết bị theo dõi siêu đẳng
>>> Cảm biến theo dõi cây cảnh
Trước đây, khi các đội quân chiến đấu với nhau, họ thường để lại rất nhiều bom mìn để giết hại người dân khi cuộc chiến chấm dứt. Các cảm biến đặt dưới đất, còn gọi là UGS, được các nhà khoa học Mỹ tạo ra sẽ không phá hoại theo kiểu đó. Nhưng chúng có thể giúp Lầu Năm Góc thực hiện công việc giám sát khu vực trước đây là chiến trường sau khi lực lượng Mỹ trở về quê nhà.
“Chúng tôi sẽ để lại rất nhiều thiết bị đặc biệt ở Afghanistan. Những thiết bị này dễ bị lẫn với đất đá dưới đất, có thể giúp giám sát một ngôi làng mà không gây xáo trộn gì", Matt Plyburn, giám đốc điều hành của hãng Lockheed Martin, nhà thầu quân sự lớn nhất thế giới nói.
Những thiết bị theo dõi dễ bị lẫn vao đất đá hoặc được giấu trong hốc đá. (Nguồn: Wired)
Quân đội Mỹ sử dụng các thiết bị cảm biến đặt trên mặt đất ngay từ năm 1966, khi các lực lượng của Mỹ gài các thiết bị phát hiện âm thanh trên đường Hồ Chí Minh. Hàng ngàn thiết bị UGS từng được rải khắp Afghanistan và Iraq, tạo nên mạng lưới giám sát quanh các tiền đồn và tại các địa điểm xa xôi. Đây là cách giám sát khu vực lớn nhất có thể với số lượng binh lính tối thiểu.
“Có thể sử dụng chúng để che giấu những không gian chết, tức các khu vực quan tâm nhưng không thể bao quát bằng thiết bị giám sát thông minh ISR", Trung tá Matt Russel, quản lý chương trình quân đội về các thiết bị cảm biến trá hình, nói.
Các thiết bị UGS trước đây thường khá lớn và cồng kềnh, hay phát cảnh báo sai và có tuổi đời chỉ tính bằng ngày hay tuần. Quân đội Mỹ đã đầu tư 200 tỷ USD để cải tiến chúng thành thiết bị nhỏ như lòng bàn tay và có tuổi đời dài gấp nhiều lần. Lookheed gọi đây là các hệ thống “trận địa và bị lãng quên” để làm nhiệm vụ “giám sát lâu dài”.
Hơn nữa, tuổi thọ của những cảm biến này có thể lên tới khoảng hai thập kỷ. Khi không phát hiện được vật thể hoặc truyền tín hiệu, các cảm biến sẽ tự tắt để tiết kiệm pin. Điều này giúp nó có thể duy trì hoạt động trong nhiều tuần khi bị chôn dưới đất. Các cảm biến được đặt vào hốc đá được trang bị tấm pin năng lượng mặt trời nhỏ để giúp cảm biến tự sạc pin. Vì thế, loại thiết bị này có thể được đặt ở bất kỳ đâu trên thế giới, và vẫn chạy tốt suốt đêm, Plyburn cho biết.
Lockheed Martin hiện chưa ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ để sản xuất hàng loạt những loại cảm biến này. Nhưng Plyburn nói rằng các lực lượng vũ trang đã bày tỏ hứng thú, nhất là khi hệ thống này tương đối rẻ. Plyburn cho biết mỗi cảm biến chỉ có giá khoảng 1.000USD, thấp hơn nhiều so với mức 80.000USD mà quân đội phải trả cho một viên đạn pháo dẫn đường.