Tìm kiếm theo cụm từ

  Nguy cơ nhiễm độc của các nhân viên văn phòng (2)

Cuộc điều tra do nhóm nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động thực hiện, đã phát hiện thấy sự có mặt của các vi sinh vật, vi khuẩn, nấm mốc, bụi... tại các cao ốc, văn phòng.

>>>  Nguy cơ nhiễm độc của các nhân viên văn phòng

Vi sinh vật tràn lan

ThS Ngô Quốc Khánh, Phòng Công nghệ môi trường, Trung tâm Khoa học Môi trường & Phát triển Bền vững, Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động cho biết, khi tiến hành đánh giá thực trạng chất lượng môi trường lao động và sức khoẻ người lao động tại các cao ốc, văn phòng, nhóm nghiên cứu đã thực hiện việc phân tích các yếu tố liên quan đến vi sinh vật.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã thu thập các thông số vi sinh như tổng số vi khuẩn hiếu khí, tổng số nấm đường kính 10cm được lấy cách sàn6 và tường ít nhất 1m trong thời gian 15 phút, sau đó được đưa về phòng thí nghiệm để đếm số lượng vi khuẩn/nấm. Các kết quả đo đạc tại 6 công ty trong 4 tòa nhà trên địa bàn Hà Nội cho thấy, hầu hết các văn phòng, tòa nhà bị ô nhiễm về vi sinh vật, các chỉ số về tổng CKTM (cầu khuẩn tan máu) và tổng nấm đều lớn hơn gấp nhiều lần giá trị tiêu chuẩn/khuyến cáo cho phép.

Kết quả này là điều đáng báo động vì đây chính là nguồn gây ra các triệu chứng bệnh lý cho nhân viên làm việc trong văn phòng. Người ta đã thống kê ra một số loại bệnh thường gặp với những người sống và làm việc trong nhà có liên quan đến vi sinh vật như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai, viêm phổi, hen suyễn, bệnh nấm da do tiếp xúc.

Thực tế, kết quả đo mẫu vi sinh vật trong không khí tại 3 trong số 4 địa điểm khảo sát có chỉ số cầu khuẩn tan máu (chủ yếu gây bệnh tai mũi họng và da) vượt tiêu chuẩn cho phép. Nguồn cầu khuẩn này hầu hết đều do người bệnh, người lành mang trùng mà ra, đặc biệt là từ các đối tượng mang bệnh viêm họng, viêm amydal.

Nhiễm độc tại nơi làm việc

Bụi do công trình xung quanh

Do các tòa nhà đều có kết cấu kín bằng cửa kính nên hạn chế tối đa việc xâm nhập bụi từ các nguồn bên ngoài như giao thông, dân cư... Giá trị đo đạc cho thấy nồng độ bụi tổng dao động trong khoảng từ 0,069 - 0,506mg/m3 còn bụi hô hấp từ 0,086 - 0,404mg/m3, trừ một trường hợp có giá trị đo đạc cao hơn. Lý do được giải thích là do tòa nhà này mới đưa vào sử dụng và bên cạnh đó có nhiều công trình đang trong quá trình xây dựng.

Các kết quả khảo sát còn cho thấy, với nồng độ bụi đo được tại 6 công ty và 4 tòa nhà nếu so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733/2002/QĐ-BYT thì nồng độ bụi tổng và hô hấp đều thấp hơn rất nhiều lần giá trị cho phép. Tuy nhiên, khi so sánh với các tiêu chuẩn/hướng dẫn tham khảo khác của nước ngoài thì chúng lại cao hơn hoặc xấp xỉ giá trị cho phép. Đặc biệt, khi đem so sánh với hướng dẫn về nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà của Hồng Kông năm 2003, thỉ cả nồng độ bụi tổng và bụi hô hấp đều cao hơnrất nhiều lần.

Kết quả khảo sát cho thấy, bụi hô hấp có ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân viên làm việc tại đây. Ảnh hưởng của bụi đến sức khoẻ phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích thước hạt. Bụi có thể gây các bệnh ở đường hô hấp, tiêu hóa, mắt, da... Các hạt bụi nhỏ PM2.5 có thể xâm nhập vào các phế nang gây rối loạn về chức năng phổi.

Tải file Nguy cơ nhiễm độc của các nhân viên văn phòng (2) tại đây