Đàn ông ăn chay kém nam tính?
Nam giới ít có xu hướng ăn chay, bởi dường như dư luận luôn tin rằng sự nam tính sẽ “đồng hành” với thịt, một nghiên cứu mới tại Mỹ tuyên bố.
>>> Đàn ông ngày càng ít nam tính?
“Trong quan niệm của người phương Tây, thịt đỏ là loại thực phẩm mạnh mẽ, truyền thống, tượng trưng cho nam tính”, Tạp chí Consumer Research số ra tháng Năm cho hay. “Đậu nành thì không như vậy. Để ăn chay, người ta sẽ phải từ bỏ những loại thực phẩm vốn được cho là mạnh mẽ và “giàu quyền lực” để chuyển sang một loại thực phẩm vốn bị coi là yếu đuối và nữ tính”.
Thịt được quan niệm là loạithực phẩm mạnh mẽ, nam tính và những
người ăn nhiều thịt cũng được coi là "nam tính" hơn người chỉ ăn chay.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát những phép ẩn dụ phổ biến về một số loại thực phẩm như thịt và sữa. Họ nhận thấy nhìn chung, mọi người đánh giá thịt “nam tính” và mạnh mẽ hơn so với rau. Họ cũng nhận thấy thịt sẽ tạo ra nhiều từ “nam tính” hơn khi người ta nói chuyện, thảo luận về nó, và rằng những người đàn ông ăn nhiều thịt luôn được xem là “ra dáng nam nhi” hơn so với những người chỉ thuần túy ăn chay.
“Trong marketing, việc nắm được người tiêu dùng có quan niệm như thế nào về một thương hiệu không khác gì một môn khoa học. Đó là sự định vị tâm lý”, Consumer Research phân tích. Phép ẩn dụ mà họ tìm thấy về thịt có mối liên hệ mạnh mẽ giữa “ăn thịt”, nhất là những loại thịt nhiều gân như bít tết (steak), với “đàn ông tính”.
Phần lớn cuộc nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ và Anh, song các tác giả cũng đã tiến hành phân tích 23 ngôn ngữ khác sử dụng đại từ có phân chia giới tính. Họ nhận thấy ở hầu hết các thứ tiếng, thịt luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nam giới.
Từ nghiên cứu này, các tác giả cho rằng những chiến dịch tuyên truyền và các hãng thực phẩm chay cần thay đổi cách tiếp cận với khách hàng nam giới. Chẳng hạn, họ có thể “tạo hình” để những chiếc bánh Burger nhân đậu phụ trông giống thịt bò hơn, hoặc bắt chước các vết nướng trên đậu sẽ tạo được khả năng thuyết phục cao hơn.