Tìm kiếm theo cụm từ

  Ở gần nhà máy điện nguyên tử có thể mắc bạch cầu

Một nghiên cứu mới cho hay, "lượng lớn các trường hợp" trẻ em bị bệnh máu trắng đã xuất hiện quanh 19 nhà máy điện hạt nhân của Pháp trong khoảng thời gian từ năm 2003-2007, một nhà nghiên cứu cho biết hôm thứ Tư.

Một nghiên cứu mới cho hay, "lượng lớn các trường hợp" trẻ em bị bệnh máu trắng đã xuất hiện quanh 19 nhà máy điện hạt nhân của Pháp trong khoảng thời gian từ năm 2003-2007, một nhà nghiên cứu cho biết hôm thứ Tư.

>>> Hàn Quốc điều chế thuốc mới chữa bệnh bạch cầu

Tuy nhiên tỷ lệ ung thư lớn kể trên đã biến mất, khi dữ liệu được thu thập trong một khoảng thời gian dài hơn, theo nhà nghiên cứu Jacqueline Clavel ở Trung tâm nghiên cứu Dịch tễ học và Sức khỏe dân số Pháp.

Một nhóm các nhà khoa học pháp, đứng đầu là Clavel, phát hiện 14 trường hợp trẻ em bị bạch cầu khi sống ở khu vực các các cơ sở hạt nhân 5km, trong khoảng thời gian 6 năm. Con số này đã gấp đôi tỷ lệ mắc bệnh máu trắng trên toàn quốc, ở nhóm tuổi có liên quan.

"Khi chúng tôi xem xét giai đoạn 1990-2007, tỷ lệ nhiễm bệnh cao này không còn tồn tại nữa", Clavel nói trong cuộc phỏng vấn với AFP về nghiên cứu của nhóm, vốn được đăng tải tuần trước tên Tạp chí Quốc tế về Ung thư.

"Không thể thiết lập được mối liên hệ giữa ung thư và lượng phóng xạ ion rất nhỏ phát ra từ các nhà máy điện hạt nhân - khi chúng vận hành bình thường".

Ở gần nhà máy điện nguyên tử có thể mắc bạch cầu

Tuy nhiên bà nói rằng sự tăng lên đáng kể số trường hợp nhiễm bệnh máu trắng trong thời gian gần đây là yếu tố không thể bỏ qua. "Sự tăng lên chỉ giới hạn trong khu vực có bán kính 5km tính từ các nhà máy và ngoài vùng này thì không có hiện tượng đó", bà nói qua điện thoại. "Nó cũng không phụ thuộc vào loại nhà máy điện nguyên tử cụ thể nào".

Trong nghiên cứu, Clavel và các cộng sự đánh giá tình trạng ung thư tăng cao là do hai yếu tố gây nên, ở quá gần một nguồn điện nguyên tử và có thể đã phơi nhiễm phóng xạ ở mức độ nào đó. Việc phơi nhiễm phóng xạ liều rất thấp, cộng với thực tế rằng rủi ro bị phơi nhiễm không giảm dần theo khoảng cách địa lý, "không mang tới kết luận ngả về hướng rằng phóng xạ là nguyên nhân gây ra tình trạng ung thư tăng lên", bà cho biết, đồng thời kêu gọi có các nghiên cứu sâu hơn.

Một hướng giải thích hiện đang nhận được sự đồng tình trong giới các chuyên gia dịch tễ - những người chuyên nghiên cứu về một dạng bệnh trong xã hội - là sự luân chuyển cư dân cao một cách bất thường quanh các nhà máy điện hạt nhân.

Dòng người di chuyển liên tục này sẽ mang tới các virus và vi khuẩn gây bệnh mới, cũng có nghĩa là cư dân ở đây sẽ dễ nhiễm các căn bệnh lạ mà họ không có sự đề kháng sẵn trong cơ thể.

Sự "pha trộn dân số" này cũng có thể là cơ sở gây ra tình trạng trẻ em bị bệnh máu trắng tăng cao, vốn đã từng được xác định là nguyên nhân gây ra các hiện tượng tương tự ở gần hai nhà máy điện nguyên tử ở Anh và một tại Đức.

Giả thuyết cho kịch bản này là bệnh máu trắng không do nhiễm xạ gây ra mà bởi trẻ em khi còn nhỏ đã lây nhiễm một loại virus lạ nào đó. "Bệnh máu trắng ở trẻ em thuộc về một nhóm bệnh lớn hơn, trong đó cơ thể trẻ đã có những phản ứng bất thường với một số lây nhiễm thông thường", Leo Kinlen, một nhà nghiên cứu ở Đơn vị Nghiên cứu Bệnh ung thư tại Đại học Oxford nói trong một nghiên cứu gần đây.

"Tuy nhiên, người ta thường sẽ suy nghĩ đầy cảm tính rằng bệnh do tác động phóng xạ gây ra và gạt bỏ khả năng nó hình thành từ các lây nhiễm thông thường".

Hồi đầu những năm 1980, phóng xạ đã lập tức bị xem là thủ phạm, khi các nhà khoa học phát hiện 9 căn bệnh máu trắng và u bạch huyết - cao gần 10 lần mức dự kiến - gần nhà máy xử lý hạt nhân Sellafield ở Cumbria, Tây Bắc Anh quốc. Tuy nhiên các nghiên cứu diễn ra sau đó đã không thể thiết lập mối liên hệ giữa chúng.

Gần đây, một nghiên cứu hồi năm 2008, trong giai đoạn kéo dài từ 1980-2003, đã thấy rằng trẻ em sống ở khu vực có bán kính dưới 5km quanh 16 nhà máy điện nguyên tử ở Đức có tỷ lệ mắc bệnh máu trắng cao gấp đôi bình thường.

Giải nghĩa các kết quả nghiên cứu kiểu này ra sao vẫn là chủ đề gây tranh cãi, với một số chuyên gia nói rằng giả thuyết "pha trộn dân số" không phù hợp lắm cho trường hợp ở Đức.

Về mặt thống kê, việc có khá ít các trường hợp nhiễm bệnh khiến các nhà nghiên cứu khó mà chỉ ra mối quan hệ nguyên nhân - kết quả với nguồn gây bệnh. "Chúng ta cần phải làm việc trên quy mô quốc tế để có thể nắm được số lượng lớn hơn các ca nhiễm bệnh", Clavel nói khi vẫn cho rằng pha trộn dân số là "một yếu tố tiềm năng" gây bệnh.

Tải file Ở gần nhà máy điện nguyên tử có thể mắc bạch cầu tại đây