Sống bằng tim nhựa
Năm 1980, các bác sĩ lần đầu sử dụng tim nhân tạo nhưng bệnh nhân phải lưu trú tại bệnh viện để được theo dõi. Nhưng với sự tiến bộ vượt bậc này, trái tim nhân tạo bằng nhựa đã thực hiện một cuộc “cách mạng hóa” cuộc sống. Bệnh nhân có thể trở về nhà với 1 thiết bị điều khiển cầm tay khoảng 6kg trong balô.
Ông Matthew Green vui chơi với vợ con và túi xách chứa máy điều khiển tim nhựa - Ảnh: BBC
Hiện nay ông Green, 40 tuổi, đang trong giai đoạn chờ ghép tim và do chưa có tim thích hợp nên hiện tại ông phải tạm sử dụng tim nhựa. Với trái tim nhựa này, bệnh nhân Matthew Green có thể leo cầu thang, đi bộ và trở lại với cuộc sống bình thường. Tuy nhiên các y bác sĩ khuyến cáo rằng trái tim nhân tạo này không nên được sử dụng quá lâu vì có thể gây nhiễm trùng.
Thành công trong ca của ông Green đã mở cánh cửa hi vọng cho những bệnh nhân suy tim nặng, cần phải cấy ghép tim để tiếp tục cuộc sống.
Giáo sư Peter Weissberg, giám đốc y tế tại Quỹ tim mạch Anh, nói thêm không phải lúc nào tim thích hợp cho bệnh nhân cũng có sẵn, sự thành công này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngành y học.