Ứng dụng thực tế ảo trong điều trị bệnh parkinson
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng việc sử dụng một môi trường mô phỏng bằng máy tính để cải thiện tình trạng của các bệnh nhân Parkinson mắc phải triệu chứng được gọi là "dáng đi đóng băng" (FOG), hiện có hơn ½ các bệnh nhân Parkinson bị ảnh hưởng bởi triệu chứng FOG, vốn làm cho bệnh nhân có cảm giác như phải đi bộ qua khung cửa hẹp.
"Những bệnh nhân trải qua triệu chứng FOG đột nhiên cảm thấy như bàn chân của họ đã được dán xuống sàn khi họ cố gắng đi bộ, thường làm cho họ té ngã", theo Bác sĩ Simon Lewis, Giám đốc nghiên cứu lâm sàng, Viện nghiên cứu trí não(BMRI), Đại học Sydney, Úc.
Hiện có hơn ½ các bệnh nhân Parkinson gặp khó khăn
trong việc đi dạo, do bị ảnh hưởng bởi triệu chứng
được gọi là "dáng đi đóng băng" (FOG)
Sử dụng một máy quét cộng hưởng từ mới (MR), nhóm các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu trí não (BMRI) cộng tác với các bác sĩ làm việc tại công ty Southern Radiology, Sydney, Úc, để phát triển môi trường thực tế ảo (VR) (môi trường mô phỏng bằng máy tính) với một loạt các hành lang và cửa ra vào, trong đó bệnh nhân điều hướng bằng cách sử dụng các bàn đạp chân.
"Kết quả sơ bộ mà chúng tôi thu được qua thực nghiệm cho thấy, mặc dù đang sử dụng môi trường thực tế ảo (VR), bệnh nhân mắc triệu chứng FOG vẫn có một sự chậm trễ, khi họ bước qua ô cửa. Chúng tôi đã không nhận thấy điều này ở những bệnh nhân không có biểu hiện của triệu chứng FOG hoặc ở những người bình thường khác", bác sĩ Lewis nói.
"Hơn nữa, chúng tôi có thể so sánh tương quan ở bệnh nhân mắc triệu chứng FOG trải nghiệm trong môi trường thực tế ảo (VR) với quan sát, đánh giá vật lý trong phòng khám," bác sĩ Lewis nói.
"Cuối cùng, khi bệnh nhân đi bộ môi trường thực tế ảo (VR) trong khi thực tế thì bệnh nhân đang nằm một chỗ, nhờ đó chúng tôi thậm chí có thể sử dụng kỹ thuật quét sóng não để xem chuyện đang xảy ra trong lúc bệnh nhân trải qua triệu chứng FOG".
"Điều thực sự thú vị của những phát hiện này là tiềm năng ứng dụng trong điều trị. Hiện nay, bệnh nhân trải qua triệu chứng FOG không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị sẵn có. Tuy nhiên, việc sử dụng một môi trường mô phỏng bằng máy tính, được xem như là phương thức điều trị mới giúp những bệnh nhân Parkinson có thể đi lại được dễ dàng hơn, mà không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật," bác sĩ Lewis kết luận.
Theo Bác sĩ Lynette Masters, giám đốc Lâm sàng về chụp MRI (cộng hưởng từ) tại Viện nghiên cứu trí não (BMRI), Đại học Sydney, Úc. Bệnh Parkinson, bệnh suy giảm trí nhớ, lạm dụng thuốc và chứng trầm cảm lâm sàng, hiện đang chiếm một số lượng đáng kể của tất cả các loại bệnh có liên quan đến hoạt động trí não.
Kỹ thuật chụp MRI (cộng hưởng từ) sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh 2 hoặc 3 chiều chất lượng cao của cơ cấu thần kinh mà không cần sử dụng bức xạ ion hóa (tia X) hoặc chất đánh dấu phóng xạ.
"Trong nghiên cứu, Kỹ thuật chụp MRI (cộng hưởng từ) có thể được sử dụng trong việc phát triển các dấu ấn sinh học mới và công nghệ hình ảnh không xâm lấn giúp cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về bệnh và cuối cùng dẫn đến chẩn đoán tốt hơn và điều trị hiệu quả các căn bệnh suy nhược," Bác sĩ Lynette Masters cho biết.
Có hơn 80.000 bệnh nhân Parkinson mới ở Úc, tiêu tốn chi phí cho hoạt động điều trị hơn 6 tỷ đô la Úc, mỗi năm. Bác sĩ Lewis và nhóm của ông hiện đang tuyển những bệnh nhân mới cho một thử nghiệm điều tra xem liệu rằng việc luyện tập trong môi trường thực tế ảo có giúp ích cho những bệnh nhân Parkinson, vốn đã trải qua triệu chứng FOG.
Tải file Ứng dụng thực tế ảo trong điều trị bệnh parkinson tại đây