Khả năng gây bệnh của kẹo cao su
Tuy nhiên kẹo cao su cũng có thể mang lại những điều có hại.
Kẹo cao su mang lại nhiều tác hại hơn người ta nghĩ.
Chất bạc hà trong loại kẹo - nếu nhai quá nhiều kẹo trong ngày có thể làm xáo trộn đường ruột, bất lợi cho người có bệnh dạ dày và đường tiêu hóa. Chất ngọt của kẹo nếu dùng đường thực vật (sacarôz) mà không dùng đường hoá học hoặc xilytol có thể làm vi khuẩn phát triển, phá hỏng men răng.
Kẹo cao su có thể gây nhiễm trùng răng, lợi, khi mảng thực phẩm còn sót lại bám ở chân răng phát triển, vi khuẩn gây kích ứng và làm lợi bị sưng. Ban đầu, là viêm lợi, tiếp theo một loại bệnh đặc hiệu tiến triển, gọi là bệnh nha chu. Các vi khuẩn đi theo đường viền lợi, tấn công các mô xung quanh răng dẫn đến răng lung lay.
Khi bệnh còn nhẹ người thường không để ý đến, nhưng các triệu chứng cứ tiến triển, như đỏ, sưng, đau lợi, chảy máu chân răng thì đã muộn, rồi bệnh ngày càng trầm trọng như tụt lợi, hơi thở hôi, lâu ngày răng bị sâu, lung lay.
Việc vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ của bệnh nha chu, nhất là ở người hút thuốc lá, bị stress, sử dụng thuốc như steroid, bệnh tiểu đường, hay nghiến răng. Dùng kẹo cao su càng phải chú ý khi đang hàn răng. Kẹo cao su có thể làm hỏng (bong) chất liệu hàn và khi đó thủy ngân (trong vật liệu hàn) giải phóng vào đường máu, đường tiết niệu, gây nguy hiểm cho thận, trung khu thần kinh và não.
Khi bị bệnh nha chu, vi khuẩn phân hủy các mô của lợi. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ đi vào đườngmáu và có thể gây ra viêm các bộ phận khác trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy người bị bệnh nha chu gần như tăng gấp hai lần bệnh động mạch vành so với người có răng lợi khỏe mạnh.
Bệnh nha chu có thể phức tạp hơn khi mang thai, làm tăng nguy cơ đẻ non, trẻ sơ sinh thiếu cân. Viêm và độ độc vi khuẩn có thể gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến đẻ non. Các chuyên gia nghi ngờ rằng nguy cơ có thể lớn hơn nếu bệnh nặng hơn do ăn kẹo cao su khi mang thai.