Nguyên nhân đứt gẫy DNA ở tế bào ung thư
Sự hủy hoại của DNA là dấu hiệu điển hình ở tế bào ung thư. Mặc dù trước kia người ta cho rằng tác hại đối với tế bào bình thường được gây bởi tác động tiêu cực đối với sự nhân đôi của DNA khi tế bào ung thư xâm phạm, cơ sở phân tử của vấn đề này chưa được làm rõ.
Đến nay, lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu ở Đại học Hebrew ở Jerusalem đã chỉ ra rằng vào giai đoạn đầu phát triển ung thư, tế bào không có đủ “đơn vị cấu trúc” - nucleotide cung cấp cho quá trình nhân đôi bình thường của DNA. Điều này có thể được ngưng lại bằng cách chủ động đưa vào thêm số lượng nucleotide, giúp làm giảm sự nguy hại đến DNA và có thể làm giảm đáng kể khả năng tế bào phát triển các đặc tính ung thư. Vì vậy, hy vọng rằng cơ sở này sẽ đem lại cách thức bảo vệ chống lại quá trình phát triển ung thư.
(Ảnh minh họa: Newscenter)
Thực hiện trong phòng thí nghiệm của Đại học Hebrew, Giáo sư Batsheva Kerem và cộng sự cho biết hoạt động sinh sản bất thường của tế bào dẫn đến nhiều loại ung thư khác nhau gây ra sự thiếu hụt đơn vị cấu trúc DNA - nucleotide để có thể đảm bảo cho sự nhân đôi DNA bình thường.
Sau đó sử dụng môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho các tế bào ung thư, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng bằng việc cung cấp thêm lượng nucleotide có thể tái tạo quá trình tổng hợp DNA bình thường, do đó sẽ vô hiệu hóa tác hại gây bởi các tế bào ung thư và nguy cơ ung thư. Kết luận này lần đầu tiên được đưa ra.
Nghiên cứu được đưa lên tạp chí Cell (tế bào), các nhà nghiên cứu của Đại học Hebrew cho biết, và đưa đến định hướng phát triển mới biện pháp phòng vệ chống lại quá trình phát triển tiền ung thư, thậm chí là tạo ra cách thức điều trị làm giảm sự đứt gãy DNA.