Uống gì để phòng nhiễm phóng xạ?
Một loại vật chất phổ biến nhất trong các đám bụi phóng xạ từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân là
phóng xạ iod-131. Nó nguy hiểm cho con người ở chỗ gây ung thư tuyến giáp.
Theo hướng dẫn trên tờ doctissimo (Pháp), I-ốt là một phương thức phòng ngừa ung thư tuyến giáp.
Ngay khi một lò phản ứng hạt nhân gặp sự cố, giống như thảm họa mới xảy ra tại Nhật, một lượng lớn phóng xạ có thể thoát ra ngoài.
Lượng phóng xạ này xuất hiện dưới dạng i-ốt phóng xạ, và sẽ ảnh hưởng đến dân cư xung quanh khu vực bị nhiễm xạ. Loại i-ốt độc hại này có xu hướng đọng lại ở tuyến giáp, do vậy làm tăng nguy cơ xuất hiện hạch tuyến giáp cũng là các tế bào ung thư. Hoặc ung thư tuyến giáp cũng có thể xảy ra do triệu chứng suy chức năng của tuyến.
Khi đó, việc dùng ngay viên nén i-ốt kali sẽ cho phép giảm nguy cơ nhiễm i-ốt phóng xạ: I-ốt kali sau khi uống sẽ đọng lại trên tuyến giáp, làm bão hòa khả năng hấp thụ của cơ quan này và ngăn cản i-ốt độc hại (phóng xạ) đọng lại trên tuyến giáp.
Khi uống I-ốt kali sẽ đọng lại ở tuyến giáp. Khi I-ốt phóng xạ xâm nhập vào cơ thể, sẽ không bị
đọng lại và bị đào thải khỏi cơ thế. Ảnh: doctissimo.fr.
Vậy cần dùng với liều lượng bao nhiêu?
I-ốt phòng ngừa ở dạng viên nén i-ốt kali (iodure de potassium), phải uống ngay lập tức sau khi biết khu vực sống bị nhiễm phóng xạ.
Để giảm được 90% nguy cơ nhiễm phóng xạ, liều lượng cần thiết là :
- Tại những khu vực mà người dân hấp thụ i-ốt qua đường ăn uống ở mức bình thường: một liều tương đương hoặc hơn 30mg
- Tại những khu vực mà người dân không hấp thụ đủ i-ốt qua đường ăn uống (ví dụ như Pháp, Việt Nam): dùng từ 50 đến 100 mg
Thực tế, người dân thường được khuyến cáo dùng một liều duy nhất 130mg, tương đương 2 viên nén, hòa tan trong một cốc nước (trẻ em dưới 12 tuổi: 1 viên, trẻ từ 1 đến 36 tháng: ½ viên, trẻ mới sinh đến dưới 1 tháng: ¼ viên)
Khi nào cần phải uống i-ốt kali ?
Một loại thuốc i-ốt kali ở Pháp, dùng cho người dân trong vùng
dễ bị nhiễm xạ.
Tốt nhất là uống ngay khi có cảnh báo về phóng xạ thì mới có hiệu quả gần 100%.
Trong những vùng được cho là "giàu i-ốt", 2 giờ sau khi bắt đầu bị nhiễm phóng xạ thì hiệu quả chỉ còn 80%, và 40% sau 8 giờ.
Trong những vùng "nghèo i-ốt" uống thuốc sau 2 giờ hiệu quả gần 65% và sau 8 giờ còn 15 %.
Một ví dụ như ở Pháp (một nước mà người dân hấp thụ i-ốt qua đường ăn uống ít) người ta cung cấp viên nén i-ốt kali như thế nào cho người dân ở gần trung tâm nguyên tử?
Trước những nguy cơ bị nhiễm phóng xạ cho dù ít hay nhiều, Cơ quan An toàn Hạt nhân và chính quyền địa phương ở Pháp đã tổ chức đều đặn các chiến dịch phân phát viên nén i-ốt kali cho người dân và cho các cơ quan, tổ chức ở gần trung tâm hạt nhân với sự tài trợ của Tổng Công ty Điện lực quốc gia Pháp EDF. Nhờ đó những người sống trong khu vực có phóng xạ có thể uống thuốc ngay khi có chuông cảnh báo từ trung tâm hạt nhân.
Thực tế công tác phát thuốc này diễn ra như thế nào ?
Hoạt động phát thuốc cho các gia đình, các đơn vị như (trường học, khối hành chính văn phòng địa phương, các nhà máy, xí nghiệp và bệnh viện, …) ở trong vòng bán kính 10 km xung quanh khu vực đặt trung tâm hạt nhân của Pháp, tương đương khoảng 400.000 hộ gia đình và 2.600 các cơ sở công cộng tại 500 thành phố.
Mỗi người dân sống trong khu vực có khả năng bị nhiễm xạ được phát một phiếu và được mời đến lấy thuốc tại nhà thuốc.
Chiến dịch phát thuốc gần đây nhất diễn ra năm 2009, nhưng chỉ đạt được một phần thành công, theo trang web www.distribution–iode.com, chỉ có 22,5% lãnh đạo của các công ty, xí nghiệp và các cơ quan hành chính công cộng có trụ sở nằm trong bán kính 10 km xung quanh trung tâm hạt nhân đến nhà thuốc nhận thuốc, trong khi có 51,9% người dân đến nhận.