Tìm kiếm theo cụm từ

  Ít muỗi có thể mang đến nhiều bệnh tật hơn!

Các nhà nghiên cứu Australia đã phát hiện một điều đ

Các nhà nghiên cứu Australia đã phát hiện một điềuđáng chú ý: Nếu ít muỗi hơn thì chúng sẽ to hơn, bệnh tật sẽ xuất hiệnnhiều hơn. Họ cho biết điều này rất quan trọng khiến ta phải đối phó vớinhững bệnh do muỗi mang lại như bệnh sốt “Ross River fever” chẳng hạn.


Ít muỗi hơn có thể khiến chúng to hơn và bệnh tật xuất hiện nhiều hơn. (Ảnh: Internet).

Sibohan de Little, một nữ nghiên cứu sinh Trường ĐH Adelaide (Australia) đã trình bày bản luận án tiến sĩ với một phát hiện đáng chú ý tại Hội nghị sinh thái học quốc tế tại Brisbane.

Trong phần đầu của nghiên cứu, de Little đã điều tra sự phát triển quần thể của muỗi Aedes vigilax, dưới sự hướng dẫn của phó giáo sư Corey Bradshaw.

Trong một thí nghiệm rất rộng rãi trên hiện trường tại Darwin, cô đã tìm thấy rằng “mật độ dân số” của muỗi trong một vùng ảnh hưởng đến kích thước của chúng. Kết luận của cô là khi mật độ muỗi cao thì kích thước của chúng nhỏ đi nhiều so với khi chúng có mật độ thấp và ngược lại.

Cụ thể, nếu giảm mật độ từ 50 xuống 5 ấu trùng (bọ gậy) trong 1 m2 thì kích thước của muỗi cái trưởng thành sẽ tăng lên 8%. Muỗi cái tăng kích thước sẽ gây hại lớn vì tuổi thọ của chúng dài hơn 48% và chúng đẻ ra một số trứng nhiều hơn 67% so với muỗi có kích thước bình thường.

De Little cho rằng sở dĩ muỗi càng ít, chúng càng to vì ấu trùng không phải cạnh tranh nguồn thức ăn và nhờ đầy đủ dinh dưỡng chúng to lên khi trưởng thành (biến thành muỗi). Cô cho biết: “Muỗi càng to, chúng sống càng lâu, có khả năng bay càng xa, hút được càng nhiều máu và phát triển càng rộng vectơ truyền bệnh”.

Chương trình diệt muỗi hiện nay

De Little cho biết, các chương trình khống chế muỗi hiện nay hướng vào mục tiêu giảm quần thể ấu trùng muỗi, phát triển sau những đợt mưa mùa xuân hoặc triều cường. Cô nhận xét: "Dường như người ta coi đó là phương pháp đánh giá dễ dàng nhất hiệu quả của chương trình và đánh giá này không đúng thực chất”. Và cô nhắc nhở chính quyền phải quan tâm hơn nữa đến hiện tượng mật độ ấu trùng thấp, một hiện tượng làm khả năng gây hại của muỗi chẳng những không giảm đi mà lại tăng lên.

Vấn dề trở nên tồi tệ hơn

De Little cho rằng nếu chỉ làm giảm số lượng quần thể muỗi thì đó là biện pháp nửa với, tạo điều kiện cho những con muỗi còn lại “sống tốt” hơn. “Nếu chúng ta không diệt được 100% thì những con sống sót sẽ có vectơ truyền bệnh rộng hơn và nhanh hơn”.

Cô nêu ý kiến: “Diệt toàn bộ số ấu trùng muỗi là điều hết sức khó khăn nên phải có kế hoạch diệt ấu trùng từ giai đoạn rất sớm. Nếu diệt ấu trùng muộn, khi chúng gần như đạt đến kích thước tối đa thì vô hình trung, chúng ta đã tạo ra những “siêu muỗi” nguy hiểm hơn và hiệu quả của chương trình diệt muỗi rất thấp, thậm chí có thể nói là không thành công”.

Tải file Ít muỗi có thể mang đến nhiều bệnh tật hơn! tại đây