5 bệnh di truyền có thể phòng ngừa
1. Rối loạn thị lực
Cận thị, loạn thị và thị lực kém thường có tính di truyền. Bố mẹ đều cận thị thì nguy cơ trẻ bị lây truyền cận thị là 25-50%. Gene loạn thị nếu chỉ có ở người mẹ thì cũng chỉ con trai có thể mắc bệnh này, tỉ lệ là 50%.
Cần luôn chú ý thị lực của con. Ngoài việc dạy con cái thói quen giữ gìn thị lực thì cần lưu ý các biểu hiện lạ. Nếu thấy con trẻ kêu đau đầu, đọc sách, xem tivi hoặc đi học về cứ nheo mắt, chảy nước mắt thì nên đem con tới viện mắt để kiểm tra.
2. Bệnh mẩn ngứa
Bệnh mẩn ngứa giống như dị ứng, tỉ lệ di truyền là 50%.
Trong tất cả các loại bệnh dị ứng, chỉ có bệnh mẩn ngứa là phát bệnh trong thời kỳ trẻ sơ sinh. Nếu bố mẹ phát hiện trên mặt, trán, khuỷu tay và đầu gối của trẻ da bị khô ngứa, có nốt đỏ thì nên lập tức đưa trẻ đi viện da liễu khám.
Ngoài ra, một nghiên cứu của trường đại học Munich-Đức đã phát hiện, bố mẹ li thân hoặc sống xa nhau, nguy cơ trẻ mắc bệnh mẩn ngứa tăng gấp 3 lần.
3. Đau nửa đầu
Nếu bố hoặc mẹ có chứng đau nửa đầu, nguy cơ con cái mắc bệnh này là 50%. Nếu cả bố và mẹ đều có chứng này thì tỉ lệ di truyền càng cao.
Chứng đau nửa đầu bao gồm đau phía trước đầu hoặc hai bên đầu; thấy gai người, buồn nôn và sợ ánh sáng, sợ âm thanh.
Chứng bệnh này thường bộc phát khi trẻ khoảng 8 tuổi trở lên.
4. Bệnh đường ruột
Một nghiên cứu của trường đại học Sydney (Úc) cho thấy: những người có hội chứng về đường ruột thì con cái hoặc họ hàng gần cũng dễ mắc bệnh này.
Biểu hiện điển hình là đau bụng, co giật hoặc táo bón và đau bụng đi ngoài thay nhau xuất hiện. Nếu bác sỹ chẩn đoán là bạn đã mắc loại bệnh này thì bạn nên thúc giục và đôn đốc con cái của mình thay đổi lối sống, ăn nhiều thực phẩm giàu vi khuẩn có lợi cho cơ thể.
5. Tâm trạng chán nản
Nếu trong dòng họ có người bị bệnh trầm cảm, điên loạn thì bố mẹ cần chú ý các biểu hiện ở con mình. Khi thấy thái độ buồn bực, lo lắng, chán nản, tinh thần không tập trung và chán ăn thì nên kịp thời “cầu cứu” bác sỹ.