Cúm thường điều trị bằng Tamiflu vẫn tốt
"Điều trị bệnh nhân cúm H1N1 đã thống nhất là không cần chờ xét nghiệm mới điều trị bằng Tamiflu, nhưng lỗi này bệnh viện tuyến huyện vẫn mắc", thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết trong buổi giao ban cúm chiều 16/9.
Tổng kết 6 ca tử vong vì cúm H1N1 cho thấy: - Số ngày từ khi khởi phát đến khi tử vong trung bình là 8,5 ngày (5-12 ngày). |
Trước đó ngày 5/9, bệnh nhân đã vào Bệnh viện đa khoa khu vực Cù Lao Minh và được chẩn đoán viêm phế quản dạng hen, bệnh nhân không sốt, mà ngứa cổ và ho nhiều. Đến 7/9, bệnh nhân sốt, khó thở, chụp XQ thấy tổn thương cả hai phổi, bệnh viện mới lẫy mẫu xét nghiệm virus gây bệnh và 3 ngày sau thì có kết quả.
Trước thực trạng chậm trễ trong việc điều trị Tamiflu cho bệnh nhân, thứ trưởng Huấn yêu cầu ngành y tế cần xem xét lại việc tập huấn cho các bệnh viện tuyến tỉnh về chẩn đoán, phác đồ điều trị cúm. Có thể dán hướng dẫn phác đồ điều trị tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện để các bác sĩ nắm vững phắc đồ, điều trị sớm cho bệnh nhân. Cũng tại buổi giao ban, tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, tại 15 điểm giám sát cúm trong cộng đồng đã có 10 điểm báo cáo có ca H1N1 (trước đây chỉ có 5 điểm), trong đó trong số các ca dương tính với cúm thì đến 70% là cúm H1N1. Việc lây truyền cúm trong cộng đồng đang tăng dần.
Ngoài ra cũng theo ông, trên thế giới số trường hợp tử vong, biến chứng chủ yếu ở người trẻ, chứ không phải người già. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vì sao số người trẻ mắc cúm lại nhiều như thế.
Trong một tuần qua, Việt Nam cũng ghi nhận số ca cúm tăng 6,3% so với thời gian trước, đặc biệt ngày 15/9 số ca mắc tăng kỷ lục với 262 ca. Như vậy, tính đến ngày 16/9, cả nước ghi nhận 5.648 trường hợp dương tính, 6 ca tử vong.