Phụ nữ mang thai và sự thích nghi
Người tiền sử có thai dường như cũng phải đứng theo cách đó. Và chính nó đã giúp cho các bà bầu tránh đau lưng rất nhiều, Thông tin này được các nhà nghiên cứu báo cáo trên số ra tuần này của tạp chí Nature.
Katherine Whitcom và đồng nghiệp của bà tại trường đại học Harvard đã khám phá ra, cơ thể của phụ nữ khi mang thai có hai nhiệm vụ lớn: điều chỉnh tư thế cơ thể, từ đó điều chỉnh trọng tâm để phù hợp với một bào thai đang lớn, cột sống được hạ thấp tạo nên dáng vẻ đặc trưng giúp vận động thoải mái mà không ảnh hưởng đến đốt sống.
Liza Shapiro thuộc đại học Texas tại Austin, chịu trách nhiệm giám sát nghiên cứu, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại đã nói: “Chúng tôi đã có những suy nghĩ đại loại như “chúa ơi, không thể tin được điều này”, nhưng sự thật hiển nhiên là như thế”.
Whitcome và Shapiro đã theo dõi 19 phụ nữ trong suốt thời gian mang thai. Nhờ máy ảnh kỹ thuật số và thiết bị phân tích chuyển động, họ đã sơ đồ hoá những thay đổi trong tư thế và cử động của bà bầu theo từng tháng.
Tư thế của phụ nữ bình thường và khi mang thai |
Shapiro nói: “Bạn thử nghĩ xem phụ nữ sẽ làm gì khi đã có bầu một nửa số thời gian thai nghén… cơ thể của họ sẽ hướng về phía sau. Nếu không có cơ chế đó, biện pháp duy nhất có thể bù lại trọng lượng của một sinh linh bé nhỏ nằm ở phía trước là thu nhỏ cơ lưng. Cơ lưng càng sử dụng nhiều thì càng gây bất tiện, thậm chí còn tồi tệ hơn, cột sống có thể còn phải chịu đựng những nguy hiểm tiềm tàng.”
Nếu không thay đổi tư thế, các đốt sống trượt lên nhau dễ bị phân tán lực gây ảnh hưởng đến đĩa đệm có chứa chất lưu hoặc còn kéo căng các dây chằng và cơ.
Shapiro nói: “Hình dạng của cột sống giúp phụ nữ có thể xoay phần cơ thể phía trên.”
Khi chuyển đến Harvard, Whitcome tiếp tục nghiên cứu với hoá thạch của người tiền sử mang tên australopithecine và cấu trúc xương của họ hàng hiện đại gần nhất với chúng ta – loài tinh tinh. Whitcome cho biết: “Ở tinh tinh không có sự biến đổi này nên đây là một điều độc nhất vô nhị của con người. Chúng tôi cũng tìm được một số bằng chứng về cách thích nghi ở người tiền sử australopithecine”.
Tất nhiên ở đàn ông không có loại hình tiến hoá này, theo lời Shapiro. Bà cũng nói thêm: “Chúng tôi chỉ có thể kết luận rằng nam giới không thể chống chịu được với sức nặng của “cái bụng bự” của họ tốt như nữ giới. Họ không có lợi thế”.
“Họ có thể tựa về phía sau đúng theo cách của nữ giới rồi cố cân bằng sức nặng đó, nhưng làm thế chỉ gây nguy hiểm hơn cho cột sống mà thôi. Lúc đó thì tôi chắc chắn sẽ có một mối liên quan giữa việc có một cái bụng bia to bự và một cơn đau lưng phiền toái”.