Uống vắc-xin ngừa bệnh tả
Đối với bệnh tả, nếu không có biện pháp ngăn ngừa kịp thời thường lây lan thành dịch lớn với tỷ lệ tử vong rất cao. Để dự phòng, Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo sản xuất vắc-xin tả uống bất hoạt toàn tế bào.
Bệnh tả: Những điều cần biết Bệnh tả là bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do vi khuẩn tả gây ra. Bệnh dễ lây lan, gây ra thành dịch dưới các hình thức: dịch lẻ tẻ, dịch lưu hành và đại dịch. Người bệnh có triệu chứng tiêu chảy tháo nước dữ dội; phân trắng đục như nước vo gạo; có thể nôn, đau bụng, sốt nhẹ. Ngoài ra, còn có dấu hiệu mất nước: Da nhăn, mắt trũng, khát nước. Bệnh dễ lạy lan qua nguồn nước. Vi khuẩn tả tồn tại lâu trong nước, thậm chí cả trong nước biển và cả trong nước đá. Đường lây thứ hai là thức ăn, nhất là các loại hải sản tươi sống như tôm, cá, sò... Phòng bệnh : Cần vệ sinh ăn uống, thực hiện ăn chín, uống sôi; vệ sinh nguồn nước, nơi ăn ở; uống vắc-xin phòng bệnh tả. (Theo tài liệu của Vabiotech) |
Cố GS-TSKH Đặng Đức Trạch là Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng Lao động do những cống hiến to lớn cho ngành y học dự phòng của Việt Nam và là người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết cho công trình nghiên cứu vắc-xin này).
Từ năm 1997, vắc-xin đã được sản xuất ở quy mô công nghiệp, cung cấp khoảng 1 triệu liều mỗi năm cho Chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng.
Đây là công trình nghiên cứu hợp tác với các nhà khoa học Thụy Điển và có cùng công nghệ sản xuất với vắc-xin của Thụy Điển. Vắc-xin được uống 2 liều (mỗi liều 1,5ml) cách nhau 02 tuần, vắc-xin an toàn, ít phản ứng phụ. Các nghiên cứu thử nghiệm trên thực địa tại thành phố Huế đã chứng minh hiệu quả bảo vệ của vắc-xin là 66% sau 8-10 tháng uống vắc-xin (tạp chí THE LANCET, No.9047).
Sau khi uống vắc-xin 3-5 năm, hiệu quả bảo vệ vẫn còn 50% (tạp chí VACCINE 24 (2000) 4297-4303). Cần hiểu rằng với vắc-xin đặc biệt là vắc-xin uống bất hoạt thì hiệu quả bảo vệ như vậy là tốt.
Nghiên cứu sản xuất vắc-xin. (Ảnh: SK & ĐS) |
Hiện nay, vắc-xin tả uống bất hoạt này đang được sản xuất tại Công ty Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 và đang có dự trữ hơn 300.000 liều vắc-xin trong kho.
Nhà máy sản xuất vắc-xin tại Việt Nam được Chính phủ đầu tư đã đi vào hoạt động, trong đó có dây chuyền sản xuất vắc-xin tả uống với công suất 10 triệu liều/năm, đảm bảo đủ cho nhu cầu phòng bệnh của người dân ở những vùng nguy cơ cao.
Vắc-xin tả ở Việt Nam và trên thế giới TS Đặng Đức Anh (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) trong một bài viết về vắc-xin bệnh tả đăng trên báo Sức khỏe và Đời sống đã cho biết thêm thông tin về loại vắc-xin do Việt Nam sản xuất như sau: Vắc-xin tả do Việt Nam sản xuất (Ảnh: Vabiotech) Tại nước ta, công việc nghiên cứu vắc-xin tả bắt đầu từ những năm cuối thập niên 80, nhóm nghiên cứu do cố GS Đặng Đức Trạch, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chủ trì đã phát triển thành công vắc-xin tả có hiệu lực cao, có thể sản xuất được ở quy mô lớn trong điều kiện trang thiết bị sẵn có ở ta, với giá thành có thể chấp nhận được để có thể sử dụng rộng rãi trong y tế công cộng, có tính bền vững cao để có thể bảo quản và vận chuyển dễ dàng và cách đưa vào cơ thể đơn giản dễ gây miễn dịch. Vắc-xin được sản xuất bằng công nghệ lên men, có thể sản xuất 5-6 triệu liều/năm, bằng những trang thiết bị sẵn có và có giá thành rẻ. Vắc-xin không cần bảo quản ở điều kiện lạnh đặc biệt và cách sử dụng thì đơn giản chỉ là uống. Trên thế giới, còn có hai loại vắc-xin đang được dùng là vắc-xin của Thụy Điển và của Mỹ. Cả hai loại vắc-xin này đều có giá thành cao (15USD và 20USD), nên không được áp dụng rộng rãi trong y tế công cộng, mà chỉ được dùng ở những nước Âu - Mỹ cho những người có tiền đi du lịch qua những vùng có nguy cơ dịch tả. Cả hai loại vắc-xin này đều cần bảo quản ở nhiệt độ thấp và khi dùng phải kèm theo dung dịch đệm để trung hoà pH của dịch vị, nếu không tiện sử dụng khi cần chống dịch cấp tốc trong hoàn cảnh khó khăn. |
PGS.TS. Đoàn Thị Thủy (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương)