Ô nhiễm không khí trong nhà
Trên thế giới có khoảng 3 triệu người hàng ngày đun củi, than đá, rơm rạ hay phân động vật trong nhà để nấu ăn và sưởi ấm. Khói bếp được xếp vào vị trí thứ tư trong số những tác nhân gây hại sức khoẻ lớn nhất ở các nước nghèo thế nhưng điều này lại không được quan tâm, chú ý tới.
Hãng AP dẫn Tạp chí y học "The Lancet" hồi gần đây đã nhấn mạnh vấn đề trên trong loạt bài về năng lượng và sức khoẻ.
Trên "The Lancet", Paul Wilkinson cùng cộng sự của ông ở Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh London ước tính có khoảng 2,4 triệu người khắp thế giới bị phơi nhiễm khí độc từ những loại nhiên liệu rắn khó cháy hết như củi, than và phân bò khô. Điều này gây ra khoảng 1,5 triệu cái chết yểu mỗi năm - cao gấp đôi so với số người chết vì ô nhiễm không khí ở các thành phố - và nhiều bệnh hô hấp không gây chết người khác...
Đun nấu bằng than đá có hại cho sức khoẻ! (Ảnh: Reuters) |
Bà cho biết ngay cả WHO cũng rất ngạc nhiên về mức độ trầm trọng của tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà. Vấn đề này lần đầu tiên được đề cập trong bản báo y tế thế giới năm 2002 (the 2002 World health Report) và nó được xếp sau vấn đề nước và vệ sinh về mức độ ảnh hưởng sức khoẻ lớn nhất của môi trường ở các nước đang phát triển.
Trước năm 2007, WHO đã có những đánh giá đầu tiên về tác động của ô nhiễm không khí trong nhà tới sức khoẻ con người ở từng nước. Năm 2002, thế giới có gần 2/3 số người bị chết có liên quan tới việc đun, đốt các loại nhiên liệu rắn ở châu Á Thái Bình Dương.
Mặc dầu ô nhiễm không khí trong nhà khiến cho khoảng 800.000 trẻ em chết mỗi năm chủ yếu là do bệnh viêm phổi, nhưng vấn đề này lại ít được quan tâm, chú ý. Khói có liên quan tới nhiều loại bệnh từ ung thư phổi cho tới bệnh đục nhân mắt và các bệnh đường hô hấp.
Nếu người dân sửa lại bếp có ống khói thì có thể giảm nguy cơ phơi nhiễm khói trong nhà xuống 30 đến 50%.
Hằng Minh