Tiến bộ y học trong việc chẩn đoán cận thị
Việc chẩn đoán không đơn thuần là kiểm tra bằng các máy đo mắt ngoài hiện hành trên thị trường, mà để có một kết quả chính xác trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh cận thị, phải có một quá trình theo dõi của các chuyên gia nhãn khoa.
Sẽ là sai lầm nếu người bệnh không hiểu được sự nguy hiểm của bệnh, không chú trọng khám chữa ở những nơi có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Và người bệnh cũng cần trang bị kiến thức cho chính bản thân mình để từ đó hiểu rõ hơn, và biết mình cần phải khám chữa mắt như thế nào.
Tốt nhất, người bệnh nên khám mắt ở các trung tâm y tế nhãn khoa, vì ở đó có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, có máy móc đảm bảo... Bên cạnh đó, qúa trình khám chữa phải đủ các bước: Đo mắt bằng máy đo mắt thông thường, tiếp đó là khúc xạ bằng các mắt kính, đèn, dụng cụ riêng...
Phương pháp chữa cận khúc xạ lâm sàng này đã giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ trong việc khám và chữa bệnh cận thị.
Máy đo tật cận thị (Ảnh: VTV)