Tìm kiếm theo cụm từ

  Viêm tai giữa tiết dịch có thể gây khiếm thính nguy hiểm ở trẻ em

Viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ nhỏ điều trị không khó, đa số chỉ cần điều trị nội khoa. Tuy nhiên, trên thực tế, do bệnh diễn tiến âm thầm, nên không ít các trường hợp cha mẹ trẻ đưa trẻ đi khám vì phát hiện trẻ nghe kém, học hành ngày càn

Viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ nhỏ điều trị không khó, đa số chỉ cần điều trị nội khoa. Tuy nhiên, trên thực tế, do bệnh diễn tiến âm thầm, nên không ít các trường hợp cha mẹ trẻ đưa trẻ đi khám vì phát hiện trẻ nghe kém, học hành ngày càng giảm sút. Sau đây là bài phỏng vấn với Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Trương Khương

* Thưa bác sĩ, tại sao trẻ mắc bệnh này và bệnh thường gặp ở lứa tuổi nào ?

(Ảnh: ND)Theo thống kê trên thế giới, trẻ em thường bị từ 6 đến 8 lần bị viêm đường hô hấp trên trong một năm. Tai giữa là khoảng không khí phía sau màng nhĩ thông thương với vòm mũi họng qua vòi nhĩ, do vậy cũng rất dễ bị viêm theo sau viêm đường hô hấp.

Viêm tai giữa tiết dịch là tình trạng viêm tai giữa có xuất tiết nhiều dịch nhầy xảy ra trong giai đoạn hồi phục của tình trạng viêm tai giữa cấp tính. Bệnh thường tự hồi phục. Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp dai dẳng gây giảm sức nghe của trẻ cần phải điều trị tích cực bằng thuốc, bằng phẫu thuật.

Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, trên 6 tuổi trẻ ít bị hơn, tuy nhiên bệnh đều có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt ở trẻ có VA phì dại, viêm mũi xoang, chẻ vòm hầu.

* Làm sao các bậc phụ huynh có thể nhận biết được trẻ mắc bệnh này ?

Tình huống thường gặp nhất mà các bậc phụ huynh nhận biết được là bỗng nhiên thấy trẻ thờ ơ, chậm phản xạ trong giao tiếp, đôi khi nói hình như trẻ không nghe được hoặc trẻ xem tivi vặn điều chỉnh âm thanh lớn hơn bình thường hoặc thầy cô ở trường than phiền dạo này trẻ tiếp thu chậm học tập giảm sút. Tuy nhiên các tình huống trên xảy ra thường đã là giai đoạn trễ.

* Vậy viêm tai tiết dịch có các dấu hiệu nào để có thể phát hiện sớm bệnh lý này ?

Bác sĩ Nguyễn Trương Khương: Vì bệnh lý viêm tai giữa tiết dịch thường xuất hiện trong giai đoạn hồi phục của viêm tai giữa cấp nên triệu chứng thường chỉ phát hiện được khi bác sĩ thăm khám. Do vậy khi trẻ bị viêm tai giữa cấp hoặc viêm đường hô hấp trên tái đi tái lại và kéo dài bạn cần đưa trẻ đi khám bệnh để được các bác sĩ theo dõi chặc chẽ tránh xảy ra tình huống đáng tiết.

* Thưa bác sĩ, bệnh sẽ được điều trị và theo dõi như thế nào ?

Bệnh cần được BS chuyên khoa Tai-Mũi-Họng khám kỹ tai của trẻ và cần thực hiện thêm một số xét nghiệm về thính học như Nhĩ lượng đồ (để đánh giá và theo dõi dịch trong hòm nhĩ và chức năng của vòi nhĩ), Thính lực đồ (để đánh giá và theo dõi thính lực của trẻ).

Bệnh cần được điều trị và theo dõi từ 3 tháng đến 1 năm tùy trường hợp. Trong những trường hợp dịch tiết trong tai giữa còn dai dẳng và làm ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ bệnh sẽ được phẫu thuật bằng cách đặt 1 ống thông vào hòm nhĩ xuyên qua màng nhĩ để tạo sự cân bằng áp lực giữa hòm nhĩ và môi trường giúp dịch tiết trong hòm nhĩ sẽ được dẫn lưu khỏi hòm nhĩ.

Ngoài ra bệnh còn được điều trị các bệnh lý phối hợp như VA, viêm mũi xoang, vá vòm.

* Thưa BS, các bậc phụ huynh có thể làm gì để phòng ngừa bệnh lý này ?

Bác sĩ Nguyễn Trương Khương: Theo nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, để phòng bệnh các bậc phụ cần lưu ý những điều sau đây, tuỳ từng hoàn cảnh mà có sự điều chỉnh thích hợp để giảm thiểu tối đa những yếu tố nguy cơ mắc bệnh cho trẻ:

  • Bố mẹ và người thân trong gia đình không nên hút thuốc lá trong nhà, trong phòng ở chung với trẻ.
  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ.
  • Không nên cho trẻ bú bình, đặc biệt bú ở tư thế nằm.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ đang bệnh viêm đường hô hấp.

 

Tải file Viêm tai giữa tiết dịch có thể gây khiếm thính nguy hiểm ở trẻ em tại đây