UNICEF viện trợ Việt Nam 1,3 triệu liều vắc-xin viêm gan B
Điều đáng chú ý là UNICEF viện trợ số vắc-xin này thông qua một hãng dược phẩm của Thụy Sĩ cung cấp, nhưng nguồn gốc vắc-xin lại có xuất xứ từ Hàn Quốc.
Theo Thứ trưởng Cao Minh Quang, dù là vắc-xin của UNICEF viện trợ, nhưng để hạn chế tối đa các tai biến như vừa qua, quan điểm của Bộ Y tế trong lần tiếp nhận vắc-xin viện trợ sẽ kiểm tra nghiêm ngặt các chỉ số an toàn của số vắc-xin này.
Nếu vắc-xin bảo đảm an toàn thì Bộ Y tế mới tiếp nhận, và đặc biệt, sau khi tiếp nhận, Bộ Y tế tiếp tục cho thử lâm sàng vắc-xin trên. Đây là điều khác biệt so với các lần tiếp nhận vắc-xin viện trợ trước đây (gần như không qua kiểm nghiệm và thử lâm sàng).
Được biết, trước khi sự cố tai biến do vắc-xin viêm gan B xảy ra, vắc-xin viêm gan B của hãng LG-Hàn Quốc chiếm tới 70-80% vắc-xin viêm gan B được sử dụng ở Việt Nam. Sau khi ngưng sử dụng loại vắc-xin này, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia đã sử dụng vắc-xin viêm gan B do Việt Nam sản xuất để không gây ra tình trạng khan hiếm vắc-xin viêm gan B trong thời gian qua.
Hiện Công ty sản xuất vắc-xin và sinh phẩm số sàng sản xuất một số lượng vắc-xin viêm gan B để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, thời gian sản xuất ra thành phẩm phải mất ít nhất 4 tháng. Vì vậy, để không thiếu hụt vắc-xin trong thời gian tới, Việt Nam vẫn cần tới nguồn vắc-xin viện trợ của UNICEF.
Khánh Chi
Tải file UNICEF viện trợ Việt Nam 1,3 triệu liều vắc-xin viêm gan B tại đây