Cứ 4 giây, có thêm 1 người mắc bệnh lao
Bên cạnh thông báo trên của WHO, trong hội nghị "Ngày thế giới phòng chống lao" 23/3, BV Lao Phạm Ngọc Thạch cũng đã cho biết 10 năm qua, số bệnh nhân lao đăng ký điều trị trong mạng lưới chương trình chống lao TP.HCM có xu hướng tăng. Từ 8.000 trường hợp vào năm 1997 đã lên con số 15.000 vào năm 2006.
Theo một khảo sát cuối năm 2005, 25-30% số bệnh nhân lao phối mới ở lứa tuổi 15 - 24 tại TP.HCM là người nhập cư. Bên cạnh đó, TP.HCM đứng thứ 3 trong cả nước về tình hình số người có HIV phát hiện được. Uỷ ban Phòng chống HIV-AIDS thành phố ước tính năm 2003 có khoảng 40.000 người nhiễm HIV tại TP.HCM.
BS Phạm Minh Sang, phòng chỉ đạo tuyến BV Phạm Ngọc Thạch cho biết, mỗi năm bệnh nhân lao tái trị gần 1.500 ca, nhưng hiệu quả điều trị chỉ đạt được 70%. |
Tuy nhiên, trong hội nghị này, các chuyên gia bày tỏ lo ngại khi kế hoạch toàn cầu ngăn chặn bệnh lao không có đủ nguồn tài chính. Kế hoạch giảm một nửa số tử vong và một nửa số bệnh nhân lao vào năm 2015 và loại trừ bệnh lao vào năm 2020 cần 56 tỷ USD.
Thế nhưng số tiền còn thiếu ít nhất là 31 tỷ UDS, gồm 25 tỷ USD để triển khai và 6 tỷ USD để nghiên cứu và phát triển các phương tiện mới.
Để có khoản tài chính còn thiếu và bảo vệ mạng sống cho hàng triệu người, các nước có dịch bệnh lao phải hành động dựa vào cam kết của các nhà lãnh đạo trong việc ngăn chặn bệnh lao, bao gồm những đầu tư cho hạ tầng cơ sở chăm sóc sức khoẻ.
Năm nay, chủ đề của ngày Thế giới Phòng chống Lao là "Bệnh lao có ở một nơi thì sẽ có ở khắp nơi". Thông điệp nhấn mạnh cho dù bệnh lao có thể phòng và chữa được, nhưng nó vẫn mang tính khẩn cấp toàn cầu.
Chủ đề phản ánh sự đầu tư không phù hợp trong hoạt động phòng chống lao, giám sát dịch tể, nghiên cứu và phát triển, chẳng khác gì sự hợp lực chết người giữa bệnh lao và HIV.
Ở Việt Nam, số bệnh nhân lao đã tăng lên trong 10 năm qua. Từ 8.000 trường hợp năm 1997 tăng lên 15.000 vào năm 2006. Trong ảnh: Bệnh nhân đang chờ khám tại BV Lao Phạm Ngọc Thạch. (Ảnh:H.Cát) |
H.Cát