Tìm kiếm theo cụm từ

  Liệu pháp tế bào giúp bệnh nhân tiểu đường không cần tiêm insulin

Theo một báo cáo của Bệnh viện Trường Đại học Geneva (HUG), Thụy Sĩ, một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đã sống từ 10 năm nay mà không phải tiêm insulin nhờ liệu pháp tế bào.

Việc ghép những đám tế bào được phân bổ trong tuyến tụy đã cho phép nữ bệnh nhân trên sống từ năm 1997 mà không gặp vấn đề về bệnh tiểu đường, chiếm kỷ lục thế giới về thời gian. Đa số các bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp này phải dùng insulin trở lại sau vài năm.

Các tiểu đảo Langerhans còn gọi là tế bào tiểu đảo tụy

Các tiểu đảo Langerhans còn gọi là tế bào tiểu đảo tụy. (Ảnh: HTV)

Việc ghép các đám tế bào được gọi là “tiểu đảo Langerhans” được thực hiện bằng phương pháp tiêm đơn giản với sự gây tê tại chỗ. Can thiệp này nhẹ nhàng hơn so với việc cấy ghép tuyến tuỵ, cho phép chữa lành đa số các trường hợp nhưng thường kèm theo biến chứng.

Việc ghép các tiểu đảo Langerhans đã cho phép gần 80% bệnh nhân ngưng tiêm insulin. Theo HUG, đây có thể là một liệu pháp tương lai trong việc điều trị bệnh tiểu đường type 1.

Bệnh viện Trường Đại học Geneva đã tiến hành ca ghép tiểu đảo Langerhans đầu tiên vào năm 1992. Từ đó bệnh viện đã thực hiện nhiều tiến bộ quan trọng về kỹ thuật này, phối hợp với một mạng lưới gốm 8 bệnh viện của Pháp. Cho tới nay đã có tổng cộng 74 ca ghép, trong đó có 42 ca tại Pháp và 32 ca tại Thụy Sĩ.

T.Đ

Tải file Liệu pháp tế bào giúp bệnh nhân tiểu đường không cần tiêm insulin tại đây